Cuộc cách mạng Giáo viên công nghiệp 4.0 và học viên 5G

Còn hơn một tuần nữa thôi. Vui trong cái hân hoan, tết đoàn viên, tết trung thu, tết của thiếu nhi. Là đã sắp hết 1 tháng mầm mon các cấp nô nức khai giảng online. 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều thách thức với không chỉ ngành giáo dục. Mà học viên 5G cũng phải cố gắng để đạt được mục tiêu đề ra. Hơn 2 tháng giãn cách và tiêm phòng vắc xin. Liệu có nhiều thay đổi gì khi chuyển từ học hành vất vả sớm hôm? Cơ chế học online tại nhà với các giáo viên 4.0 đã mang lại hiệu quả?

muon-sang-thi-bac-cau-kieu-2021-thoi-dai-4.0

Tuy còn nhiều khó khăn, việc giảng dạy còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Cách thức học trực tuyến đòi hỏi yêu cầu tự học rất cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến mầm non tương lai các cấp học. Nhưng không phải vì thế mà nản chí, trong cái nguy luôn luôn có cơ hội mới. Đây chả phải lý do chúng ta vẫn phải làm giáo dục sao?  Đổi mới giáo dục, cuộc cách mạng giáo dục 4.0 đã đang và bắt đầu rồi.

Trong Nam phong giải trào, được dịch sang chữ Hán thành một bài là: "Dục hà khả độ - Giá kiều vi lộ - Dục tử khả ngộ - Duy sư chi mộ."

Dịch nghĩa: Muốn có thể qua sông thì bắc cầu mà làm đường, muốn con có thể hay biết thì nên ái mộ thầy. 

"Muốn Sang thì bắc Cầu Kiều, 
Muốn con hay chữ, thì Yêu lấy Thầy"

"Tôn sự trọng đạo" là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc đối với người thầy dạy học. Nhưng yêu như thế nào cho đúng rất cần cha mẹ học sinh cùng thầy cô giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa dạy và học, để xã hội ngày càng có nhiều trò ngoan, giỏi và nhà giáo mãi mãi là biểu tượng xã hội tôn trọng.

Đã có nhiều những thành tựu to lớn, những kết quả đạt được ngoài mong đợi khi triển khai học trực tuyến. Nhưng đâu đó, học viên 5G, "xương sống" của Cuộc cách mạng Giáo viên Công nghệ 4.0, vẫn còn đó những [hai chấm sau]

Nghỉ học có làm em đỡ buồn không?

Không có bất kỳ nghiên cứu nào về vấn đề này. Được đến trường, đến lớp mỗi ngày là một "niềm vui". Được tiếp nhận tri thức, được gặp gỡ bạn bè, cùng nhau có những kỷ niệm đẹp. Tuy có đôi lúc bị bạn bè xa lánh, bị hội đồng, bị trấn lột và tấn công học đường. Nhưng chưa ai dám phủ nhận việc "Đi học mà không vui!"


Các thầy các cô dành trọn tâm huyết để có một Lễ khai giảng trực tuyến có mấy phút. Các em có tham dự hay không, không quan trọng. Vì dù có nghỉ học, nghỉ khai giảng online vì có người thân mất thì "có làm em đỡ buồn không?"

Mắc mớ gì mưa to phải giảng lại nhiều lần

Học trực tuyến, đó là gặp nhau lên trực tuyến nhờ một phần mềm (zoom, google metting,...). Mầm non các cấp "có đủ miệng và tai, các giác quan như người bình thường" đều có thể tham gia được. Giáo viên 4.0 sẽ tận dụng thế mạnh của tốc độ internet 5G, cũng với các gói dịch vụ của các học sinh để triển khai "lên lớp".


Tuy gặp khó khăn vì không có sẵn video bài giảng. Mầm mon các cấp cần chú ý hơn, trang bị tốt, không gian học ổn định yên tĩnh, ... vì có rất nhiều bài học khó, đòi hỏi học đi học lại còn chưa ăn thua. Huống hồ mình lại đang trực tuyến mà ngoài kia mưa lộp bộp rơi, nồi cơm chưa cắm, em còn nấu cơm thì dở rồi. 

Nên chủ động xin ra khỏi lớp, rồi thấy sẽ sớm gửi link bài học để nghe cho kỹ, chuẩn bị câu hỏi, và trả bài hôm sau.

Lớp học là nhà tù

Trường lớp, nhà trường, thầy cô, bạn bè luôn là môi trường tốt để mầm non các cấp ươm mầm tài năng và tu dưỡng bản thân. Nhưng dưới áp lực của việc học online liên tục, trong bốn bức tường của những tháng ngày chống Covid. Làm bất kỳ mầm non các cấp nảo cũng phải nản lòng, chán nản, rối loạn tâm sinh lý.


Không chỉ chính các em, mà tâm lý với suy nghĩ: "Đi học như đi tù; Ngồi học như ngồi tù; Lên bảng là tự thú; Cô giáo là sát thủ; Sách vở là kẻ thù; Ngồi cạnh đứa xấu mù; Càng học càng thấy ngu" thể hiện ra rõ ràng nhất chính là "thay nền học online". Đây chính là nỗi lòng của các em. Những học viên 5G trong ngôi nhà tù của chính mình. 

Và các thầy cô có áp lực như thế không? Khi vừa phải trông con, vừa hỗ trợ con cái học online, vừa phải lo cơm nước đi chợ búa.

Như óc trâu vậy, nói hoài rồi cũng không làm

Bầu không khí dồn nén. Trước màn hình tắc bụp, mạng giật đến cày lửa chùa còn không lên nổi rank, thì học hành sao. Phương pháp truyền thống cặm cụi chép chép, một bạn làm bài, cả lớp học theo dường như đã bị xáo trộn. Sẽ rồi có học trò bên ĐH Y sẽ phán: "đau bụng uống nhân sâm" vì em bị lag mạng mạnh quá.


Cúng bởi thế, thầy cô có gẩy bao nhiều khúc "chúng ta không thuộc về nhau" thì đàn trâu sẽ luôn ngơ ngác vì chúng nghe sẽ thấy giống nhạc Hàn subtitle Việt. Hãy luôn bình tĩnh, giữ cái đầu lạnh, gạt mỗi bực dọc một bên. Không có cậu bé chăn trâu nào lại gàu lên với đàn trâu của mình cả. Chúng thổi sáo, thả diều cơ.

"Niềm tự hào của họ tộc" vs "Có yêu được Thầy"

Cái gì đến rồi cũng sẽ đến, quả táo nhãn lồng chúng nó chứ. Học sinh hỗn hào, biết đâu sẽ nối nghiệp thầy cô. Vòng xoắn luân hồi sẽ không bao giờ dứt. Khi giáo dục như một khóa học rẻ tiền, kiến thức chỉ phục vụ việc "học hành ấm vào thân". Những lời như phun châu nhả ngọc giờ ô uế chất chứa căm hờn. Những đám trẻ trâu huênh hoang tự đắc "bằng cấp quan trọng cái méo gì" đầy rẫy các chát room, fanpage, ....


Các thầy cô tự tin lắm, mầm non các cấp tự mãn lắm. Sẽ sớm cho chương trình bổ túc văn hóa vào đầu họ. Không có ung nhọt nào là không bị cắt đi, dẫu có đau đớn mất mát về kinh tế và vật chất thế nào. Phải quyết liệt, phải thay đổi, phải mạnh mẽ, phải dứt khoát và phải làm ngay!

"Tao là cung Bọ cạp, một khi mày đã đụng đến lòng tự ái và tự trọng của tao. Tao sẽ làm đúng những gì mày đang làm với tao" - Nguồn

Trẻ em/con cái chính là tấm gương phản ảnh rõ nhất bố mẹ, gia đình (những người thầy đầu tiên). Chính vì dao sắc không gọt được chuôi. Nhà trường và Đại học Bôn ba là nơi rèn luyện, trui mài  và hình thành suy nghĩ với xã hội trở thành yếu tố then chốt. "Học thầy không tày học bạn" là thế. Và cả bạn và ta đều phải nhìn vào 10 phẩm chất căn bản của người thầy trong thời đại 4.0 theo quan điểm của Phó Giáo sư Đào Duy Huân để noi theo mà cố gắng, để không phụ nỗ lực hoàn thiện của các thầy/cô.
  1. Người thầy phải là tấm gương học suốt đời
  2. Người thầy phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp
  3. Người thầy phải là nhà nghiên cứu ứng dụng
  4. Người thầy phải góp phần làm tiến bộ xã hội
  5. Người thầy phải luôn rèn luyện đạo đức
  6. Người thầy phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghề nghiệp
  7. Người thầy phải có năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học
  8. Người thầy có năng lực thiết kế và lập kế hoạch dạy học
  9. Người thầy phải có năng lực thực hiện kế hoạch dạy học
  10. Người thầy phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học


Còn bạn, bạn có thấy buồn khi không được đi học? Bạn đi học vì con chữ như các bạn nhỏ vùng cao, hay đến lớp để thổi kèn cho nhau? Bạn đã thay đổi hình nền khi học trực tuyến chưa? Đừng quên lên một set studio để có không gian học tập riêng, tránh tình trạng thầy gẩy đàn, trò óc trâu khi mưa xuống. Đừng quên kèo solo với giáo viên ở phòng đào tạo sẽ diễn ra bất cứ khi nào.

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn