Tết Trung Thu rước đèn... đi chơi

Tết đoàn viên, Tết của các bạn nhỏ bên gia đình và những người thân yêu. Quây quần bên mâm cỗ, cùng trông trăng và nghe ông bà, bố mẹ kể sự tích về chú Cuội cây Đa, về chị Hằng, được ăn bánh dẻo, bánh nướng, ... và còn được cả rước đèn đi chơi nữa.

Dù rất bận để livestream trở lại, nhưng chị Hằng rất nhớ và yêu quý các bạn nhỏ: "Các em lưu ý ở nhà, đừng tụ tập đông người, giữ khoảng cách 2 mét  và nhớ khai báo y tế. Nếu không có việc gì cấp thiết thì không nên ra ngoài đường"

tet-trung-thu-ruoc-den-di-choi


Thực hiện tốt thông điệp 5T chính là đã góp phần xây dựng pháo đài chống dịch, để có một cái Tết Trung Thu ý nghĩa rồi đấy các bạn nhỏ ạ. Có thể thiếu miếng bánh dẻo, bánh nướng cổ truyền với hương vị xưa. Nhưng tuyệt đối phải giữ khoảng cách nhé!

Trẻ em rất mong đợi ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,... và được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. 

Tuy ngày nay, ánh sáng nơi phố thị, ánh đèn khắp thôn bản đã thay thế mặt trăng. Nhưng hình ảnh trăng tròn ngày Tết thiếu nhi tháng 8 vẫn rất đặc biệt (Dù ngước lên toàn thấy nha cao tầng không). Để chuẩn bị cho một Tết Trung Thu đầm ấm mà vẫn giữ nét đẹp cổ truyền ta cần những nguyên liệu tinh thần như sau:

// Bánh Trung Thu

Bánh trung thu nói chung thường là bánh nướng và bánh dẻo, với thông tin nguồn gốc xuất xứ có trên wikipedia. Đã trở thành một món quà vô giá với trẻ em khắp cả nước. Sản phẩm nay mẫu mã đẹp hơn, cầu kỳ hơn, hẳn hai trứng,... Tuy không giữ được hương vị xưa như một số của hàng truyền thống, nhưng nhiều gia đình tin dùng vì ăn bớt đường thì tốt cho bệnh lý của họ.


Nhưng không phải thế mà lượng khách đến những tiệm bánh trung thu có tiếng lại giảm. Ai cũng sẵn sàng xếp hàng dài, để có một món quà trước là dâng lên tiên tổ, sau là để cả nhà cùng chung vui. 

Lòng thành kính dâng lên tiên tổ
Nếu không có. Mua chỗ nào há chẳng như nhau!

Không thiếu những gia đình còn tự làm bánh trung thu handemade với nhau. Những hộp bánh mang đầy ý nghĩa có khi còn đáng giá vài tỉ đến trăm vé để gửi đến "những người yêu thương và đáng trân trọng" trong dịp lễ này.


// Kể truyện cổ tích

Vì sao chú Cuội lại ở trên mặt trăng với cây Đa? Chị Hằng với chú Cuội ở một mình với nhau trên dấy thì buồn lắm, chơi với mấy con thỏ cả ngày sao? Đó là những thắc mắc của nhiều các em nhỏ đúng không nào?

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Thả trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thời cầm bút cầm nghiên
Bà thời cầm tiền đi chuộc lá đa.
Rước đèn đi chơi

Các bé yên tâm là chú Cuội và chị Hằng mỗi người ở một nửa khác nhau trên mặt trăng nhé. Ai cũng bận việc nên, họ không ở cùng nhà đâu. Chỉ khi đến Tết Trung Thu, hai người mới có dip gặp các bạn nhỏ thôi. Chứ mặt trăng to thế này. Chú Cuội mà không trông chừng cây Đa thì chết. Truyện ngày xưa kể:

Chú Cuội ngồi gốc cây Đa

Ngày xửa ngày xưa, ở một miền núi nọ, có một chàng trai nghèo khổ, cô độc tên là Cuội. Ngày ngày, chàng phải lên rừng đốn củi, đổi gạo kiếm sống. Không người thân thích, không họ hàng, tất cả những gì Cuội có chỉ là một chiếc rìu nhỏ.


Sau lần đi vào rừng, gặp và giết hổ con để phong trừ hậu họa sau này, Cuội thấy Hổ mẹ nhá một ít lá cây rất lạ đắp vào vết thương cho lũ con. Từ cõi chết trở về, lũ hổ con đã sống lại. Cuội thấy làm lạ đã bứng luôn cả cây mang về: "Đây đúng là thần dược, cây thần giúp cải tử hoàn đồng"

Trên đường về, thấy có một cụ ông nằm chết vật từ lúc nào rồi. Nhanh chí demo luôn một ít lá, cho ông cụ chuột bạch luôn. Cuội mớm vào miệng ông lão. Cụ ông sống lại hỏi rõ ngọn ngành rồi thốt lên: "Đây là cây Đa thần, có phép cải tử hoàn sinh. Con hãy vun bón xanh tươi để nó cứu người. Nhưng nhớ là đừng tưới nước bẩn mà cây bay lên giời mất đó"

Không chăm sóc vất vả như Lan Var 5 cánh trắng trăm tỏi. Cây Đa thần lớn rất nhanh, cành lá sum xuê, tán rợp cả góc vườn trước nhà.

Nhờ đó, mà Cuội mở lòng từ bi hỉ xả cứu sống rất nhiều người. Hễ nghe ở đâu có ai vừa nhắm mắt tắt hơi là Cuội lại mang lá cây đến cứu chữa. Thay đổi vận mệnh, định đoạt số kiếp thay trời nhưng Cuội chỉ dám nhận lấy ít hoa trái biếu tạ thôi.

Vang danh khắp thiên hạ, Cuội còn cứu sống cả cậu Vàng khi thấy cậu chết trôi giữa sông, câu đặt tên là Vện để cho vui cửa vui nhà: "Ta đặt tên cho mày là Vện nhé!"


Sau màn ra mắt Bạch mã Hoàng tử cứu Công chúa ấn tượng. Con gái, Phú hộ giầu có, chết vì đuối nước được Cuội cứu sống. Phú hộ vui mừng lắm, con gái lớn cha đặt đâu ngồi đấy, đã se duyên cũng chú Cuội trong đám cưới thế kỷ với sự hân hoan: "Từ nay con sẽ là Chạn Vương, vợ đẹp ngoan hiền, con sẽ không phải cô đơn nữa. Nhà cửa ta sẽ sửa sang lại tươm tất. Hai đứa yên tâm mà sống vui vẻ hòa thuận"

Nhưng than ôi! Một hôm lên rừng đốn củi. Lũ người ghen ghét đã đột nhập và bắt lấy vợ Cuội. Kiên quyết chống trả để không bị làm nhục, lũ độc ác ra tay giết chết vợ Cuội. Rồi nham hiểm hơn, chúng moi ruột vứt xuống sông, hòng ngăn Cuội cứu sống vợ tiết lộ ra chân tướng của chúng. 

Chó Vện đành ngậm ngủi hiến tạng cho vợ Cuội: "Phải có nội tạng thì mới thấm được thuốc, phen này đành nhờ ơn của Vện rồi. Ngươi quả là trung thành. Mong kiếp sau đầu thai sung sướng hơn"

Vui vì vợ sống lại, Cuội triển khai dùng đất sét nặn thử một bộ ruột cho có Vện. Không ngờ hiệu quả không ngừng, chó Vện sống lại.

Từ đó ba người sống với nhau hanh phúc, quấn quýt hơn trước mà không có con cái.

Tội ác không được phơi bày, vợ Cuội tuy sống lại, nhưng ruột gan không tương thích với cơ thể. Nói đâu quên đó, lú ruột lú gan, ngớ nga ngớ ngẩn. Càng ngày triệu ứng đào thải càng thể hiện rõ.

Không làm thì không có ăn, phải cần cù để bù siêng năng. Cuội thay vì ở nhà bán lá cứu người. Cuội vẫn chăm chỉ vừa đi kiếm củi, vừa cứu người nhưng không quên dặn vợ tưới cây Đa thần bằng nước sạch:  “Có mót thì đi đằng tây, chớ đi đằng đông mà cây dông lên trời”. 

Cho đến một buồi chiều, vợ Cuội quên lời chồng làm một màn vén váy tưới lên cây. Thế là đùng đùng mặt đất. Cây Đa bật gốc, gió thổi ào ào, vợ Cuội hoảng hồn kêu trời. 

Một buổi chiều, trong lúc Cuội còn đi kiếm củi chưa về, người vợ đang hái rau ở vườn phía đông thấy mót tiểu, bèn chạy vội lại gốc cây quý của chồng vì chỗ đó kín gió, lại không ai trông thấy được. Cô nàng lú lú lẫn lẫn, chẳng còn nhớ gì đến lời căn dặn của chồng, cứ thế mà vén váy tiểu ngay gốc cây đa quý kia.

"Trời ơi, chắc là vợ ta đã không nghe lời dặn, ngớ ngẩn đổ nước dơ vào cây cho nên sự thể mới như thế này… Cây đa thần của ta ơi, hãy ở lại đây đi!"

Với chiếc rìu Thor của mình, Cuội co giò chạy như bay về nhà, toan níu cây lại. Móc rìu vào rễ cây trong vô vọng. Cả cây Đa thần và Cuội, một mạch thăng lên tận Cung Trăng.

Không trẻ con nào hỏi thăm tình hình cuộc sống của vợ Cuội và chó Vện? Chả đứa nhỏ nào biết được nhưng kẻ gian ác liệu có bị pháp luật trừng trị hay không? Cuội ngày có thèm pizza không, chứ ăn lá Đa mãi cũng chán? Nhưng chúng có được đáp án về hình ảnh chú Cuội đang ngồi dưới gốc Đa Thần trên mặt trăng.

Còn về chị Hằng ư?

Đó cũng là một câu chuyện thấm đẫm xót xa về một người phụ nữ Việt Nam tìm ra được mây tinh vân mang tên Sao Kê. Nhưng chị Hằng Nga trên cung Trăng lại khác hoàn toàn nhé, không phải chị Hẳng ở Công Viên Thủy Tinh đâu.


Đến lúc rồi, tiếng trống tùng tùng ngày hội đã đến. Cùng đeo mặt nạ chú Cuội, mặt nạ Tây du ký, anh hùng Marvel, mặt nạ chú hề ma quỷ, yêu quái hút máu nào. Bắt đầu lễ hội rước đèn Halloween thôi.

// Tết Trung Thu rước đèn... đi chơi

Dịch covid 19 tuy đã được kiểm soát, nhưng để bảo toàn những thành quả mấy tháng nay. Không còn hình ảnh  chạy theo đoàn múa lân, không thấy được nụ cười các bé nhận quà khi phá cỗ. Các bé giờ sẽ cùng gia đình, vui bên mâm cỗ nhỏ trông trăng.


Nhớ lại Tết Trung Thu năm nào đó, phố xá ngợp đèn hoa. Lấp ló đâu đó là mấy đồ chơi truyền thống: Đèn ông sao kê, đèn cù, đèn kéo quân, trống ếch, trống lắc tay, trống bỏi, mặt nạ giấy bồi, tàu thủy sắt tây, tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, đầu lân/sư tử và tò he giữa một rừng các hotgirl đang chụp ảnh say sưa với mấy nhiếp ảnh gia.


Ai cũng vui, cũng phấn khởi. Nhiều bạn nhỏ được bố mẹ đưa lên phố hân hoan hơn bao giờ hết. Tết thiếu nhi mà, nhiều hoạt động lắm. Nét đẹp văn hóa cổ truyền là đây chứ đâu. 

Nhưng rồi, ai cũng có lúc bị đau bụng. Giá phòng từ 80k/2 tiếng đầu tăng chóng mặt như vé gửi xe quanh khu vực các khu phố cổ, khu phố người Hoa, khu phố đi bộ. Càng làm cho ngày này ý nghĩa hơn. Nguồn thu không nhỏ mỗi Tết Trung Thu về càng khiến người ta háo hức hơn bao giờ hết: "Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, Thì chúng ta có thêm thu nhập."

Bạn có nhớ kỷ niệm đẹp nào của mùa Thu năm đó không? Hãy chia sẻ ngay dưới phần bình luận nhé. Chúc gia đình và các bé có một Tết Trung Thu vui vẻ và đầm ấm. Chúng ta sẽ sớm có lại một Tết Trung Thu ý nghĩa sớm thôi - Happy Mid-Autumn Festival 2021 !


lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn