Trâu ơi ta bảo trâu này, có 15 triệu theo mày đủ không?

Tình cảm và cả tấm lòng yêu thương gửi gắm đầu cơ nghiệp trong những bài ca dao truyền miệng ngàn đời. Trâu công nghiệp chạy nhiên liệu ngoài đồng thay thế dần những con trâu đen thùi lũi bán mặt cho đất bán lưng cho giời.

Hình ảnh gần gũi với người nông dân thể hiện tinh thần lao động hăng say của nền văn minh lúa nước. Con trâu vất vả cả kiếp trâu để mong sớm học được trí khôn của con người.

Trời không phụ lòng trâu, người không phụ lòng trâu. Trâu có cơ hội gặm cỏ non thỏa thê, gặm luôn cả mạ cũng được. Nhưng có những trâu, mà phần lớn vẫn phải ợ lên để nhai lại từng bữa. Trâu sống để cày hay cày để sống?

Cá chép vượt vũ môn hóa rồng, trâu cày vượt cạn hóa thành Kỳ lân?
" Khảo sát chuyên sâu năm 2019 của Oxfam cùng Viện Công nhân Công đoàn với lao động ngành may mặc cho kết quả 69% công nhân trả lời tiền lương không đủ trang trải nhu cầu sinh hoạt; 31% không tiết kiệm được gì từ tiền lương trong tháng; 37% luôn trong tình trạng vay nợ từ người quen để bù đắp thiếu hụt chi tiêu trong tháng và 96% không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn nhà hàng. Phần lớn công nhân làm thêm ít nhất một giờ mỗi ngày. Tiền làm thêm giờ chiếm khoảng 11-16% thu nhập." - chia sẻ cùng vnexpress.net

Chúng ta có nhiên liệu thấp hơn thế giới, có giá vàng cũng thấp hơn thế giới, điện cũng thấp hơn thế giới, nước cũng thấp hơn thế giới, top món ngon nhất thế giới mà rẻ hơn thế giới, .... trong khi cả giáo dục lẫn y tế luôn hàng đầu thế giới. Thế thì 15.000.000 đ một tháng sống ở thủ đô thì kêu ca gì?

'Lương 15 triệu chỉ đủ tồn tại ở Hà Nội'

Làm công ăn lương 15 triệu đồng, sau khi trừ bảo hiểm, số tiền nhận về chỉ đủ để gia đình tôi tồn tại chứ chưa hẳn là sống.

Mức sống tối thiểu là cơ sở quan trọng để xây dựng lương tối thiểu, cũng là yếu tố gây tranh cãi nhiều nhất mỗi kỳ điều chỉnh lương. Các năm qua, theo tính toán của Tổ kỹ thuật thuộc Hội đồng tiền lương quốc gia, mức sống tối thiểu một tháng của người lao động gồm các chi phí dành cho lương thực, thực phẩm (rổ hàng hóa gồm 53 món hàng); nhóm phi lương thực, thực phẩm (áo quần, đi lại, giải trí...); nuôi một con nhỏ; nhà ở và chỉ số giá tiêu dùng CPI. Trong đó, cơ cấu phần trăm (%) giữa nhóm lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm là 48-52. Chi phí nuôi con nhỏ bằng 70% của người lớn. Tuy nhiên, cách tính này được cho là chưa phù hợp, chưa sát thực tế trong bối cảnh giá hàng hóa lên cao.


Bản thân tôi là một người lao động làm công ăn lương, có vợ và hai con. Tính trung bình, để sống tối thiểu, gia đình tôi cần chi tiêu những khoản sau trong một tháng:

  • Tiền ăn: trung bình 120.000 đồng một ngày, tức 3,6 triệu đồng
  • Tiền nhà: 2,5 triệu đồng
  • Tiền điện: 1,5 triệu đồng
  • Tiền nước: 150.000 đồng
  • Tiền xăng đi lại bằng xe máy (chưa kể về quê nội ngoại): trung bình 500.000 đồng
  • Tiền dầu, bảo dưỡng, rửa, sửa xe: 150.000 đồng
  • Tiền gửi xe: 150.000 đồng
  • Tiền học cho con (học trường công): 1,5 triệu đồng
  • Trang phục, sách vở cho một đứa con: 200.000 đồng
  • Tiền quỹ phòng: 500.000 đồng
  • Tiền ma, chay, hiếu, hỷ, thăm hỏi...: trung bình 1.000.000 đồng
  • Các loại tiền khác chi cho cá nhân như, gặp mặt bạn bè, cà phê... (không tính nhậu nhẹt): 200.000 đồng
  • Tiền quần áo, giày dép các loại: 100.000 đồng
  • Tiền mua sắm thiết bị phục vụ công việc, sinh hoạt gia đình: 500.000 đồng

Tổng cộng: 120.000 + 2.500.000 + 1.500.000 + 150.000 + 500.000 + 150.000 + 150.000 + 1.500.000 + 200.000 + 500.000 + 1.000.000 + 200.000 + 100.000 + 500.000 = 9.070.000, mức sống tối thiểu của một gia đình ở Hà Nội không dưới 10 triệu đồng một tháng. Đây mới là con số tối thiểu để tồn tại chứ chưa hẳn là sống chất lượng.


Tôi đi làm lương 15 triệu đồng một tháng. Sau khi trừ bảo hiểm (người lao động phải đóng là 10,5% = 1.575.000 đồng), tôi chỉ còn có 13.425.000 đồng. Trừ đi hết các chi phí sinh hoạt tối thiểu, tôi chỉ còn dư vài trăm nghìn đồng. 

Nếu không may bị ốm đau, tôi cũng chẳng dám đến viện để điều trị vì không có tiền. Đó cũng là lý do đa số người Việt không dám chủ động đến bệnh viện để khám chữa bệnh định kỳ, mà thường chờ đến khi đổ bệnh nặng mới đi viện cho đỡ tốn kém, chưa nói đến chuyện có tiền để đi du lịch. Tóm lại, người lao động mới chỉ đang tồn tại mà thôi.

Có người đổ thừa năng suất lao động của người Việt còn thấp nên không thể đòi hỏi lương cao. Tuy nhiên, tôi không đồng tình với quan điểm này. Bởi nếu năng suất lao động của người Việt thấp thì sao mấy năm nay chúng ta vẫn xuất siêu. Như vậy là sản phẩm vẫn ra lò rất nhiều đấy chứ? Vấn đề là môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, mức lương thưởng của người lao động trong nước vẫn thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.


Gần đây, có đề xuất nới 'trần' giờ làm thêm lên 72 giờ mỗi tháng. Tôi cho rằng, muốn tăng giờ làm thêm thì trước hết chúng ta phải giảm giờ làm chính xuống đã.

Chúng tôi - người lao động ngoài công lập - đang phải đi làm cả ngày thứ bảy, giờ lại tăng thêm giờ làm thêm thì khác nào không được nghỉ? 

Mục tiêu của công nhân từ xưa tới nay là tăng lương, giảm giờ làm, chứ không phải ngược lại. Làm nhiều hơn mà lương vẫn thấp dưới chuẩn thì người lao động lấy tiền đâu mà sống?

Nguồn ý kiến từ K.H - từ chuyên mục Ý kiến > Thời sự trên vnexpress.net


Rồi đàn Nghé sẽ nô nức được đi học sau đại dịch Cô vuýt 19 trong niềm vui mừng háo hức. Đàn nghé có những áp lực học tập riêng cả về điểm số lẫn áp lực tinh thần. Cứ yên tâm không khóc nhè để mẹ trồng cây trái. Cha vào nhà máy. Ông bà vui cấy cày là lá la la là là ...


Thấm thoắt thời gian qua, đàn nghé vạm vỡ tuổi 17 bẻ ngãy cả sừng. Tham gia vào lực lượng lao động  trâu xanh, trâu đỏ để đào Bitcoin. Hãy nhớ suốt 17 năm ăn học đấy, nghé nhớ Trâu ông, Trâu bà, Trâu mẹ, Trâu cha, Trâu húc mả đã cặm cụi tất cả vì tương lai con em chúng ta, cày để kiếm từng đồng cho nghé gặm cỏ non, thanh thơi thổi kèn và đánh golf. 

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn