Bàn tay Ô-sin vì chúng con, con lớn khôn

Cũng như với Kimochi hay nhiều từ tiếng Nhật thân thiện mà không cần google translate. Oshin hay Ô-sin đã trở thành một danh từ đươc dùng trong người giúp việc trong nhà. 

Hình ảnh một người phụ nữ huyền thoại, là một biểu tượng của sự kiên nhẫn và không bao giờ chịu khuất phục trong những tình huống khó khăn nhất. Khắc họa rõ nét và sâu sắc vào tâm trí của người Việt nói chung.


Hình ảnh cơm Tàu, nhà Tây lấy vợ Nhật luôn là ước mơ của nhiều thế hệ. Bàn tay Ô-sin không những quán xuyên công việc chăm lo bữa cơm gia đình, mà còn góp phần nuôi dạy và yêu thương các con thơ.

Tuy đâu đó vẫn còn bất cập như lạm dụng, bạo hành, dọa nạt con trẻ. Vòi vĩnh tăng lương sau tết hay nghỉ miết đến hết tháng Giêng. Hình ảnh một Ô-sin đầy yêu thương luôn là sự lựa chọn của ông chủ khi bà chủ không mấy khi ở nhà

Bộ phim được bắt đầu từ thời hiện tại (năm 1983), thay vì tham dự buổi lễ khai trương cửa hàng thứ 17 của gia đình mình, bà Tanokura Shin (Oshin) lại quyết định thực hiện một chuyến du lịch bằng tàu hỏa mà không cho gia đình mình biết. Mọi người trong gia đình bà rất lo lắng, tìm kiếm bà khắp nơi nhưng vô ích. Chỉ có Kei - Cháu nội của bà Shin chợt nhớ ra câu chuyện về con búp bê Kokeshi mà bà đã từng kể cho anh. Dựa vào những tình tiết của câu chuyện và linh cảm của mình, Kei đã tìm ra bà Shin. Tại nơi bà cháu gặp nhau, hai người đã cùng ôn lại những kỷ niệm trong suốt cuộc đời bà, và cũng là những giai đoạn thăng trầm nhất của đất nước Nhật Bản trong Thế kỷ 20. - nguồn wikipedia

Sau đây là câu chuyện của chị Xiao Zhou là một bà mẹ trẻ, có con trai mới chỉ 4 tuổi với một Ô-sin như thế. 

Hàng ngày chị và chồng đều bận rộn với công việc nên đã nhất trí thuê bảo mẫu để chăm sóc cậu con trai. Được người quen giới thiệu, gia đình đã tìm được một người bảo mẫu mới thay thế.

Tuy nhiên, chị Xiao Zhou nhận thấy còn có nhiều dấu hiệu bất thường kể từ khi có bảo mẫu mới. Cháu thường xuyên than buồn ngủ và mệt mỏi trước giờ ngủ tối. Thay vì trước đây cháu hay quấy khóc về đêm, nhưng giờ chỉ cần "chúc con ngủ ngon" là bé ơi ngủ ngon luôn.

Nhận thấy sự cải thiện rõ rệt vì tình trạng giấc ngủ của con. Nhưng băn khoăn trong lòng, nên chị quyết định trích xuất camera trong ngày để kiểm tra hoạt động của con.


Thay vì để con tiếp xúc với các thiết bị điện tử, hai vợ chồng thấy người bảo mẫu mới thường dẫn còn tham gia các hoạt động ngoài trời sau giờ học. Nhờ đó mà sức khỏe của con ngày càng cải thiện, giác ngủ sâu và dễ dàng hơn. 

Thực tế cho thấy, trước khi có bảo mẫu mới con thường tiếp xúc với nhiều với các thiết bị điện tử. Nay với phương pháp mới mà cũ này, hai vợ chồng rất yên tâm khi gửi gắm con. Gia đình cũng nhất trí tăng thêm lương để cảm ơn và động viên.

Tác hại của việc cho trẻ dùng thiết bị điện tử mà thiếu sự tương tác:
  • Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 
  • Dùng thiết bị điện tử sớm khiến trẻ biếng ăn 
  • Trẻ dùng thiết bị điện tử sớm tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư 
  • Tâm sinh lý bị ảnh hưởng

Không phải tự nhiên các bảo mẫu cho Hoàng gia Anh Quốc; có bà Ê-Li-Za-Bét là nữ hoàng; lại chọn những bảo mẫu đáng tin cậy để chăm sóc cho các con, các cháu và chắt của mình. Lấy mức lương trung bình dành cho vú em Norland (Cao đẳng Norland ở Bath (Anh) - nơi đào tạo nên các “vú em Norland” nổi tiếng thế giới với tiêu chuẩn cao nhất về chăm sóc trẻ con.) 

  • Mới vào nghề tại London và các hạt nước Anh là 22.774 bảng Anh/năm (31.600 USD).
  • Lương khởi điểm của nhóm bảo mẫu cao cấp sau 12 tháng kể từ khi họ nhận bằng tốt nghiệp là 40.000 bảng Anh/năm (khoảng 55.500 USD)

“Các vú em Norland là tấm gương sáng cho những đứa trẻ. Vì vậy, họ luôn phải cư xử đúng mực. Thay vì yêu cầu trẻ em nói vẹt các từ như “cảm ơn” hay “làm ơn”, bảo mẫu nên ứng dụng thường xuyên trong đời sống để những đứa trẻ học theo họ”,

Bàn tay Ô-sin vì chúng con, con lớn khôn

Không phụ thuộc vào các đức ông chồng, các bà mẹ một con cô đơn một thân một mình. Hay những gia đình bố là chủ tịch tập đoàn này, mẹ là tổng tài tổng công ty khác đều hết sức bận rộn. Với tư duy của người cha giàu, hầu hết việc gia đình đều quán xuyến cho tập thể người giúp việc trong gia đình.

Không tệ đến mức làm 20 năm rồi cõng rắn cắt gà nhà giống bà Ô-sin Lê Thị Dư. Các Ô-sin như người mẹ thứ hai chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ của trẻ. Những bài học đầu đời, tình thương mến thương đều do các "mẹ" ở nhà và "mẹ" ở trường dạy dỗ.


Tác giả Tạ Hữu Yên (tháng 7 năm 1927 – 30 tháng 5 năm 2013) có một bài thơ được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc mang tên: "Bàn tay Mẹ". Với ca từ mộc mạc nhưng thật sâu sắc và ý nghĩa. Giờ đây, thay thế me là Ô-sin không quản nắng mưa, sớm khuya vất vả nuôi nấng, chăm sóc chúng ta. Vậy các bé hãy chăm ngoan, học giỏi để Ô-sin không buồn nhé.

Bàn tay Ô-sin
Bế chúng con
Bàn tay Ô-sin
Chăm chúng con

Cơm con ăn
Tay Ô-sin nấu
Nước con uống
Tay Ô-sin đun

Trời nóng bức
Gió từ tay Ô-sin
Con ngủ ngon
Trời giá rét
Cũng từ tay Ô-sin
Ủ ấm con

Bàn tay Ô-sin
Vì chúng con
Từ tay Ô-sin
Con lớn khôn

Thời gian rồi sẽ trôi xa, các con lớn khôn. Người bảo mẫu nhận tiền lương tháng, lương 13 và thưởng tết mỗi năm xong rồi cũng ra đi. Dấu ấn ký ức tuổi thơ sớm bị phai mờ theo năm tháng. Nhưng ký ức về người "mẹ" hợp đồng này đã theo chân chúng con, nuối các con khôn lớn.

Dù hay lẫn lộn qua lại giữa nhũ mẫubảo mẫu, nhưng thông thường nhũ mẫu được phân biệt là người có chồng con và lãnh vai trò chủ yếu là nuôi đứa trẻ bằng sữa mẹ của mình, thay cho người mẹ ruột. Trong khi đó, các bảo mẫu không nhất thiết phải là người có gia đình, chỉ cần có kinh nghiệm chăm sóc là được.

Thời hiện đại, cùng sự phát triển của sữa công thức, nghề nhũ mẫu không còn được xem trọng nữa, dần dần cũng bị đào thải, không như nghề bảo mẫu vẫn còn được duy trì. Tuy vậy ở các các nước đang phát triển, nhũ mẫu vẫn còn khá phổ biến.

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn