Chó tha lương tâm, lời nói dối sượng trân

Con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh, do đó cần phải luôn được giáo dục, giữ gìn và rèn luyện cho đời sống lành mạnh thì tính lành mới giữ được và phát triển, để tính dữ không có điều kiện nảy sinh.

Cậu bé người gỗ cũng gặp phải vô vàn những khó khăn và cám dỗ để trở thành con người đúng nghĩa. Và tất nhiên, ở đó có chú Dế lương tâm và Chiếc mũi làm nhiều cô gái sung sướng.


Năm 1940, bộ phim hoạt hinh Pinocchio của hãng Walt Disney sản xuất, vẫn nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn và người hâm mộ.  Từ đó, câu chuyện trở nên phổ biến và gần gũi với mọi người.

Trong cuốn tiểu thuyết thiếu nhi mang tên The adventures of Pinocchio (Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio) được ra mắt vào ngày 1883 của tác giả Carlo Collodi, Sau hơn một thế kỷ ra mắt, Pinocchio đã trở thành tượng đài văn học kinh điển trong lòng các bạn thiếu nhi. Sức ảnh hưởng của cậu bé người gỗ mạnh mẽ đến mức cuốn sách The adventures of Pinocchio được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất (với hơn 300 ngôn ngữ).

Câu chuyện nhẹ nhàng cho các bạn nhỏ thật đơn giản nhưng sâu sắc. Gieo mầm vào thế giới tuổi thơ những bài học có giá trị nhân văn. 


Nếu một lời nói dối "I <3 U" mũi dài ra màu hồng và 18+ quá. Một lời nói dối còn đáng sợ hơn thế, rất dark/đen tối đầy ám ảnh trong bản dịch PINOCCHIO NGUYÊN BẢN THẬT SỰ NÓI GÌ VỀ DỐI TRÁ của người dịch: Hà Thủy Nguyên / Nguồn bài: The New Yorker.

Trong series truyện “Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio” (1881-1883) của Carlo Collodi, nguyên bản của bộ phim “Pinocchio” do Walt Disney sản xuất, cậu bé Pinocchio không giống chút nào đứa trẻ lý tưởng của Rousseau, mà được tạo ra một cách ngỗ nghịch. 

Trên thực tế, cậu bé đã hành xử rất tệ ngay trước khi được tạo ra: khi còn là một khúc gỗ, nó đã khơi mào cuộc ẩu đả giữa Geppetto và chủ của nó, và khi trở thành con rối, cậu ta ngay lập tức thích thú với đủ trò phá phách: sỉ nhục Geppetto ngay sau khi có miệng, cười nhạo ông, chạy trốn khỏi ông… 

Nói ngắn gọn, cậu bé cư xử như một đứa trẻ hai tuổi điển hình khi hai tuổi có thể coi là không biết cư xử. Collodi dường như có ẩn ý gì đó đến Rousseau. Khi con dế già trăm tuổi thông thái hỏi Pinocchio tại sao cậu bé muốn bỏ nhà, Pinocchio nói rằng: “Tôi sẽ phải đi học và sẽ phải học bài chỉ bởi cả tình yêu và sự ép buộc. Tự tin mà nói, tôi chả thích đi học; hái hoa bắt bướm thú vị hơn nhiều, hoặc trèo cây để bắt chim con”

Trái với Rousseau, Collodi nghĩ rằng một đứa trẻ nhỏ không phải chịu đựng nền giáo dục truyền thống sẽ chỉ ngỗ nghịch hơn và sẽ “trưởng thành như một con lừa hoàn hảo” (như con dế đã cảnh báo, và tiên tri đã thành sự thật – Pinocchio sau này biến thành một con lừa).


Lời nói dối  thật sự trong truyện không phải xuất phát từ Pinocchio, mà xuất phát từ Geppeto, người đã bán chiếc áo của mình để mua sách học cho Pinocchio. Ông đã nói dối cậu, nói rằng ông bán nó “Bởi vì cha thấy nó quá nóng”. (Đây là một ví dụ kinh điển về một lời nói dối gia trưởng với dụng ý tốt, mà cả Phật giáo và Plato đều cho phép). Điều thú vị là Pinocchio hiểu rằng người tạo ra cậu đã thật sự làm gì, “và không thể kìm được sự xúc động của trái tim đang rung động, vòng tay quanh cổ Geppetto rồi hôn lấy hôn để“

Vì vậy Pinnochio có một trái tim lương thiện và đủ khôn khéo để hiểu rằng Geppetto đã nói dối mình vì lòng tốt; đơn giản rằng Pinocchio thích cư xử sai trái, và chưa học được cách thức của thế giới. Khi con cáo và con mèo xuất hiện, cậu dễ dàng bị dụ dỗ.


Bởi vì lời nói dối của Geppetto là một kiểu điển hình, trước khi chúng ta tiếp tục quay lại câu truyện về Pinocchio, cũng đáng để quan tâm tới khái niệm về sự thật của Dietrich Bonhoerffer. Bonhoeffer lập luận rằng nó là sự chất phác và sự dối lừa, thậm chí có thể là nguy hiểm khi giả thiết rằng sự thật thông thường luôn truyền tải một cách điển hình những gì chúng ta ám chỉ khi bàn về việc nói thật. 

Đương nhiên, chúng ta thường nói dối một cách chân thật, và vì những nguyên nhân luân lý đáng trách. Chúng ta cũng thường đưa ra các tuyên bố rằng không có sự thật thông thường, mà trên thực tế là những lời nói dối thuông thường – trong khi truyền tải một sự thực sâu hơn mà trong đó một tuyên bố chân thành không thể được bộc lộ. 

Cho nên, ví dụ như nếu Geppetto nói với Pinnochio rằng: “Cha bán cái áo để mua sách cho con”, ông ấy đã nói một sự thật thông thường, nhưng Pinocchio có thể hiểu thành “Nhìn những gì cha đã hi sinh cho con này!”. Bằng cách nói với Pinocchio rằng ông bán chiếc áo vì nó quá nóng – một lời nói dối – ông đã truyền tải với Pinocchio rằng “Chiếc áo ấy không thực sự quan trọng với cha, và cuốn sách của con nữa, cha không muốn con cảm thấy tệ về việc cha đã bán cái áo của mình”. Đây là một ví dụ rất hay về những gì Bonhoeffer muốn nói về sống chân thật với những ý nghĩa quan trọng hơn trong giao tiếp dường như không thể được truyền tải trong các bản tường trình nghiêm túc. Quá nhiều những câu chuyện chúng ta kể với trẻ em thuộc dạng này như Santa Claus chẳng hạn. Liệu có bao nhiêu câu chuyện mà những đứa trẻ đã được nghe kể, không phải để lừa gạt mà để truyền tải những điều nếu nói thẳng thừng sẽ gây ra hiểu lầm hoặc tổn thương?


Đầu tiên Pinocchio không hoàn toàn nói dối, lời nói dối đầu tiên đã bị Collodi xác định như một lời nói dối, và cơ hội cho Pinocchio trưởng thành chính là chiếc mũi khổng lồ – cho đến khi cậu bị con cáo và con mèo lừa, cậu học được rằng nói thật (trong trường hợp này là vì đồng tiền vàng cậu có) có thể khiến cậu gặp rắc rối. Cậu kể với cô tiên về câu chuyện con mèo và con cáo đã ăn trộm tiền vàng của cậu và cậu rơi vào tay của những tên giết người khi cô tiên hỏi câu: “Thế còn bốn xu con đã để nó ở đâu?”. “Con đã làm mất chúng rồi”. Pinocchio lại nói dối, vì chúng đang ở trong túi cậu.

Mỗi khi cậu nói dối, chiếc mũi lại dài ra – lần này, dài thêm bằng 2 ngón tay nữa, sau khi nói dối hai lần liên tiếp nữa, trong khi ấy cô tiên cười nhạo cậu, và tội nghiệp Pinocchio,“khá lúng túng” khi nhận ra chiếc mũi cậu dài đến mức cậu không thể chạy trốn khỏi nhà để che giấu sự xấu hổ được; chiếc mũi cứ dài ra với kích cỡ khổng lồ khiến cho không thể lọt vừa cửa ra vào.

Một loạt các lời nói dối của Pinocchio đều do được dạy. Lần đầu tiên là vì cậu lo lắng về việc làm mất ba đồng tiền vàng. Lời thứ hai là để chống đỡ cho lần đầu: cô tiên hỏi cậu về nơi cậu đánh mất đồng tiền vàng va cậu phải đưa ra lời giải thích (như Walter Scott đã nói “Ôi một mạng lưới rối bù được thêu dêt/khi lần đầu chúng ta lừa lọc!”) 

Nhưng  cô tiên đã thử cách “lọ bánh ngọt bị vỡ” một kiểu tra hỏi để phơi bày lời nói dối của Pinocchio (cách tra hỏi này bản thân nó sẽ làm cho đối phương bị lộ tẩy) . Vì vậy, dù biết rằng cậu đã nói dối và cậu chắc chắn sẽ tiếp tục dối trá, cô vẫn thuyết phục: “Nếu con làm mất chúng trong rừng gần đây, chúng ta sẽ cùng tìm chúng: bởi vì mọi thứ bị mất trong rừng luôn có thể tìm ra được”. Đương nhiên Pinocchio mất bình tĩnh và nói dối vụng về hơn: “Con không mất bốn đồng vàng, con chẳng may nuốt chúng khi đang uống thuốc cô cho”. Sử dụng một kỹ thuật tranh luận khá thông thường và không mấy khi hiệu quả nhằm thoát khỏi những lời nói dối mà cậu đã nói trước đó, Pinocchio cố gắng đùn đẩy trách nhiệm lại về phía cô tiên. Do vậy cô tiên “để chú rối khóc lóc và kêu la suốt nửa giờ vì chiếc mũi của mình… Đây là cách cô dậy cho cậu một bài học đích đáng , và để chấn chỉnh thói quen dối trá đáng xấu hổ – lỗi lầm tồi tệ nhất mà một cậu bé có thể có”

Liệu ở đây Collodi có đang giễu cợt hay không, thật khó nói, khi cô tiên nhanh chóng tha thứ cho Pinocchio, và mặc kệ tiền sự dối trá của Pinocchio, suốt phần còn lại của cuốn sách, cô cũng ít quan tâm tới lỗi này hơn các trò ngỗ ngược khác của cậu. Collodi cũng đồng tình với Rousseau khi cho rằng rất nhiều câu chuyện đã mô tả cách những người lớn lừa phỉnh trẻ con dẫn đến phẩm hạnh không tốt. 

Ngoài ra, câu chuyện do một nhà văn giả tưởng kể thường ẩn chứa những góc nhìn chua cay về chính trị Ý cuối thế kỷ 19; có lẽ Collodi là một người bênh vực cho sự thật, nhưng ở một mặt khác, ông rõ ràng là người thấm thía sự quỷ quyệt của giao tiếp và sự cần thiết của điệu bộ, trớ trêu và giả dối.

Một ví dụ thú vị khác trong ngón gian lận mà Collodi sử dụng là: Pinocchio hỏi cô tiên làm sao cô biết cậu nói dối. Cô tiên trả lời: “Con trai của ta, dối trá có thể bị nhận ra ngay lập tức, bởi vì chúng có hai loại. Có những lời nói dối có chân ngắn, có lời nói dối với cái mũi dài. Lời nói dối của con là một trong số những câu có cái mũi dài”.

Thật là một sự phân biệt thú vị đáng ghi nhớ! Lời nói dối có đôi chân ngắn là những lời ám chỉ gần xa mà không quá xa sự thật. Sự thật luôn dễ dàng nắm bắt khi ai đó sử dụng lời nói dối với đôi chân ngắn. Lời nói dối có chiếc mũi dài là sự dối trá rõ ràng để lừa gạt mọi người , những lời nói dối khiến người nói dối nhìn trông rất kỳ cục. Trong trường hợp khác, theo như cô tiên, dối trá là xấu bởi vì chúng gây ra các kết quả xấu với người nói chúng. Và kết luận này của cô tiên rất đáng chú ý, bởi vì đa số các lập luận chống lại sự dối trá đều từ việc dối trá là không công bằng và làm hại người tin vào chúng. Nhưng cũng có thể giống như một người Ý khác là Machiavelli, khuyên rằng, nếu tránh được dối trá thì nên tránh bởi vì chúng gây ra các kết quả tiêu cực với bản thân người nói dối. Đây cũng là quan điểm của Aesop và Aristotle.
Vào lúc cuối cùng, khi Pinocchio đã được cô tiên biến thành một cậu bé thật sự không phải bởi vì cậu học được giá trị của sự trung thực, mà như cô tiên nói trong giấc mơ của cậu: 

“Đây là phần thưởng cho trái tim lượng thiện của con… Cậu bé nào tử tế với cha mẹ, và lao vào giúp họ trong gian khổ, đều xứng đáng được khen ngợi và cảm kích, kể cả khi chúng không vâng lời và cư xử đúng đắn. Hãy cố gắng tử tế trong tương lai nhé và con sẽ hạnh phúc”. 

Pinocchio không học được bài học gì. Hãy nghĩ về cuộc đời của cậu bé khi còn là con rối “cậu tự mãn nói: “Thật kì cục khi mình lại là một con rối. Thật tuyệt khi trở thành một đứa trẻ biết cư xử”. Ở đây, rõ ràng Collodi đang chế giễu tính cách này của cậu: Pinocchio không học để trở thành một cậu bé tử tế – cô tiên đã khuyên cậu như vậy – và cậu rất vui sướng với việc không cần cố gắng mà mà vẫn trở thành cậu bé tốt. Bài học, nếu có, thì là về việc nỗ lực hết mình để trở thành cậu bé tốt – câu chuyện được đăng hàng kỳ trên các tạp chí trẻ em chủ yếu để làm hài lòng bố mẹ.

Trước khi đọc Collodi, khi tôi chỉ biết đến bản của Walt Disney, tôi đã tưởng rằng bài học đạo đức trong chuyện Pinocchio là “Sự thật sẽ giải phóng bạn”, nếu bạn nói dối, bạn sẽ bị giật dây bởi người khác, nhưng bọn khi bạn đủ dũng cảm để nói thật, hơn là lo lắng về những gì người khác muốn bạn nói và làm, bạn có thể được xác thực, có thể trở thành một cậu bé thật sự. Tôi vẫn nghĩ rằng có các nghĩ này cũng đáng tán thưởng, và tôi cho rằng hẳn là phần nào Disney cũng có ẩn ý này. 


Nhưng nguyên nhân khiến tôi thích nguyên bản của  Collodi hơn là ở chỗ vai trò của cậu là để răn dạy nhưng thực tế đã khiến cậu cư xử như một người hùng mà chúng ta trông đợi ở một cậu bé ngoan ngoãn. Pinocchio ngỗ ngược, dối trá, thất hứa, dính vào đủ loại rắc rối vì chủ quan, thiếu kinh nghiệm và xét đoán sai lầm (Nghe có vẻ quen nhỉ?) Nhưng cậu vẫn là một người hùng với trái tim lương thiện, cậu yêu ông Geppetto, và cô tiên quý phái đã ban thưởng cho cậu sau tất cả, đã trở thành một cậu bé như bao cậu bé khác.

True lies/ Lời nói dối chân thật là gì? Là không tổn hại đến ai đó, lại mang lại điều tốt đẹp ở một thời khắc nào đó? Hay là thế nào đi nữa. Lời nói dối cũng có nhiều mặt của nó. Ai cũng có quyền được nói dối, bất chấp lời nói dối có ngụy biện cho nguy hại hay tốt đẹp thế nào. Thì khi CHÓ THA MẤT LƯƠNG TÂM và NHÂN CÁCH là lúc đánh mất đi tính bản thiện của con người.

* Đừng quên tải về phiên bản (Anh ngữ) dark/đen tối của Cuộc phưu lưu đen tối của câu bé người gỗ Pinocchio và Pinocchio: A True Story (2022 Movie)
[full-width]

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn