Trong khi cả nước đang nỗ lực thực hiện giảm thiểu tai nạn giao thông. Người dân nô nức dẹp các bãi đỗ xe không phép, lấn chiếm vỉa hè lòng đường.
Cám cánh nhức nhối đậu đỗ xe sai quy định, lợi ích cho những kẻ có xe mà ý thức như không có đuôi sắp hết đến nơi thì ôi thôi.
Một mùa covid đi quá, tưởng người ta ý thức hơn trong vấn đề nâng cao an toàn giao thông. Thì đâu đó ở một số nơi, hình ảnh mất an toàn giao thông gây nhức nhối dư luận lại tái diễn.Cụ thể, Phụ lục II của Nghị định 56 đã mô tả chi tiết cách xác định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó có hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường sắt. Chiều rộng hành lang ATGT đường sắt được tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên, và được xác định như sau:
- Đường sắt tốc độ cao: trong khu vực đô thị là 05 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét;
- Đường sắt đô thị đi trên mặt đất, đường sắt còn lại là 03 mét.
Chiều cao hành lang ATGT đường sắt được tính từ mặt đất trở lên theo phương thẳng đứng đến giới hạn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt.
Chính vì sự an toàn không chỉ cho đường sắt, mà còn giải quyết nỗi lo
canh cánh cho người người sinh sống sát các mép đường tàu đi vào ổn định và
yên ổn làm ăn.
An toàn hành lang đường sắt, an toàn cho chính
người dân và khách du lịch, ngày 15/9/2022, lực lượng chức năng Hà Nội đã
đặt barie tại lối vào "phố cà phê đường tàu" trên phố Phùng Hưng,
Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cấm tất cả du khách đến khu vực này uống
cà phê và chụp ảnh.
Lực lượng chức năng chia làm 4 ca, trực từ 7h sáng đến 23h đêm mỗi ngày. Các cán bộ giải thích kết hợp tuyên truyền, nhắc nhở người dân và du khách không đến "phố cà phê đường tàu" tụ tập chụp ảnh, ăn uống gây mất an toàn đường sắt, nguy hiểm đến tính mạng của chính người dân và du khách.
Có thể thấy, chủ trương đảm bảo an ninh và an toàn đường sắt đã được Truyền hình Quảng Ngãi đưa tin cho thấy sự cấp thiết vào cuộc nhanh chóng, kịp thời và đáng hoan nghênh của cơ quan chức năng.
Cũng theo quy định tại Điều 16 Nghị định 56/2018/NĐ-CP về hành lang an toàn giao thông đường sắt: 1. Chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau:
a) Đường sắt tốc độ cao: Trong khu vực đô thị là 5 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét. Đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép; b) Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 3 mét.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật đường sắt có hiệu lực ngày 16/06/2017 quy định: Nghiêm cấm hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
Tại Điểm h, Khoản 2, Điều 6 và Điểm d, khoản 3, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định phạt tiền đối với người điều khiển xe ô tô, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự: Dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt….
Click để xem hành trình và giá vé
Hy vọng với công tác tuyên truyền, vận động người dân cùng với sự vào cuộc chặt chẽ của UBND TP Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải. Loại hình du khách nước ngoài tham quan, quay phim, chụp ảnh trên đường sắt, nhất là khi có tàu chạy qua đã được triển khai đầu năm 2018, khu vực phía Bắc ga Hà Nội sẽ tiếp tục được vào cuộc quyết liệt hơn.
Để không phải, mỗi năm Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Hải lại phải có văn bản gửi các phường Hàng Bông, Cửa Nam, Điện Biên Phủ đề nghị có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng người dân bày bán hàng, du khách trong nước và nước ngoài quay phim chụp ảnh tại đây.
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!