Sự tích ông Công, ông Táo về giời. Báo rằng covid, Tết này thất thu

Thời thế thế thời, người ta không còn rảnh rang nấu nướng nữa. Trang thiết bị phụ kiện hỗ trợ công việc bếp núc đầy ra. Còn không ăn thì nhấc điện thoại lên mà order/đặt đồ ăn.

Nhàn hạ là thế, nhưng không phải là hết các nàng dâu thảo. Họ chăm chỉ vào bếp, kệ mịa công việc ngổn ngang, xắn tay áo lên để giúp ông bà, cha mẹ, gia đình làm một bữa cơm thật ý nghĩa.

Tất nhiên không có nghĩa phải nóng bếp với lửa. Quan trọng là kệ bố lấy việc công ty, việc lãnh đạo, deadline mà tâp trung vào chuyên môn chính: "Cúng ông Công ông Táo, Thả cá chép về trời"

Ích nước, lợi doanh nghiệp, hại bản thân

Với sức vóc và bị nhồi não bởi hệ thống lãnh đạo tiềm năng, châm ngôn lẫn triết lý sống. Có bao anh chị em thành cmn công để báo đáp công ơn và kỳ vọng của lãnh đạo?

Vậy nên, hãy bắt đầu bằng việc nghỉ Tết từ ngày 23 tháng chạp và kéo dài đến hết tháng Giêng ăn chơi. Vì không có bạn, doanh nghiệp vẫn thẳng tiến với sự chèo lái, hoặc bán chui của chủ tịch cơ mà. Quanh năm vất vả rồi, liệu có chắc tết này có quà mang về cho bà già?

Chuyện kể lại rằng:

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Trọng Cao có vợ là Thị Nhi, cả hai ăn ở với nhau mà lâu có con nên sinh ra buồn phiền, hay cãi nhau.

Một hôm, Trọng Cao tức giận đã ra tay đánh vợ. Thị Nhi buồn bực bỏ nhà ra đi sau đó gặp và phải lòng Phạm Lang. Cả hai nên duyên vợ chồng. Khi Trọng Cao nguôi giận vợ, anh chàng lại nghĩ mình là người có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc mang theo tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao ăn xin ghé tới nhà Thị Nhi, cả hai nhận ra nhau. Thị Nhi đã rước Trọng Cao vào nhà rồi ngồi kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó giải thích nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Đúng lúc đó, Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm lấy tro bón ruộng.

Lúc này, Trọng Cao vì sợ không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của chính mình nên đã nhào vào đống rơm để chết theo.

Gặp phải tình cảnh bất ngờ này, Phạm Lang không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Doanh nghiệp nào cũng bỏ tiền ra thuê các bạn, tất nhiên là chả cho không đâu. Bên bán sức, bên mua lao động. Trước là kiếm miếng cơm ấm bụng, sau là tạo cơ hội cho tương lai.

Nhưng hãy nhớ là, không có người ở nhà trông con, trông cháu, cho các bác/cô/chị/anh/... rảnh rang cống hiến và đánh mất thanh xuân đâu.

Ăn thì mấy mà núi lở

Cám cảnh nợ lương thì khỏi nói, nhưng bết bát với hành vi cố đấm ăn xôi, đi làm rệu rã những ngày cuối năm. Để mong chờ chiều 29, 30 nhận được lương tháng 13, thưởng doanh số, quà chúc tết trở thành một "nét văn hóa" những ngày cuối năm.

Mua bán được gì? Sắm sửa được gì? Lau dọn được gì?


Các chị em/ anh em giờ cũng khôn lõi ra. Rủ nhau đi liên hoan, tăng hai tay vịn, giao lưu đồng nghiệp, tăng 3 nuru rồi mới vác mặt về nhà. Chị em cũng kệ đấy cho mấy bà khọm ở nhà lo liệu. 

Cả ba linh hồn của các vị này được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy cả ba đều là người có nghĩa, có tình nên sắc phong làm Táo quân, gọi chung là Định Phúc Táo quân, nhưng mỗi người lại trông giữ một việc:

Trọng Cao làm Thổ Địa, phụ trách trông coi việc nhà cửa được phong danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

Phạm Lang làm Thổ Công, sẽ trông coi việc bếp với danh hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

Thị Nhi làm Thổ Kỳ, phụ trách trông coi việc chợ búa. được phong danh hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Từ đó, cả ba vị thần Táo được coi là ba vị thần định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này sẽ do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bài vị thờ vua Bếp thường sẽ được ghi vắn tắt là "Định Phúc Táo quân" nghĩa là thần định mọi hạnh phúc.

Đó là lý do vì sao mỗi năm, cứ đến Tết ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp, ba vị thần Táo sẽ lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế về những điều tai mắt ở trần gian, về những việc làm tốt xấu của các thành viên trong gia đình trong một năm một cách trung thực, khách quan nhất.

Các cụ biết thừa ra rồi. Những người có tâm thì các cụ phù hộ độ trì cho. Năm có một lần báo cáo thiên đình, các cụ thấy con cháu có lòng. Lý gì không xin cho tí lộc lá mà hưởng thụ.

Đằng nay, tập thể doanh nghiệp đại diện là lãnh đạo ưu tú và có tâm một lòng thay mặt tất cả cán bộ công nhân viên, xin gửi tới các cụ mâm cỗ đầy. 

Thế thì đừng hỏi làm sao mà sếp nhà lầu, xe hơi, phòng nhì. Còn chúng ta thì dặt dẹo đúng như cái cách: "Tập thể làm, bằng khen cho lãnh đạo"

Thời gian cúng ông Công ông Táo
  • Miền Bắc: Người dân thường làm lễ cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, không nhất thiết phải đúng vào ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
  • Miền Trung: Thời gian cúng ông Công ông Táo là đêm 22, rạng ngày 23 âm lịch.
  • Miền Nam: Người dân thường làm lễ vào buổi tối, từ 20h - 23h. Người miền Nam cho rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp thì mới được tiễn ông Táo lên gặp Ngọc Hoàng.

Nhịp sống thay đổi, cái gì cũng nhanh - gọn - nhẹ. Ai cũng bảo "có Tâm là được", - Tâm phải hướng Thần. Thời gian vàng bạc để đấy bán cho chủ doanh nghiệp để kiếm miếng cơm, manh áo. 


Rồi đâu biết được, xa xôi, con cháu chẳng về cúng cụ nữa đâu.

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn