Ăn phở sao cho 'Sang Choảnh' - hết Thấp kém Phàm phu

Vâng! Tinh hoa ẩm thực nhiều năm trở lại đây mang thêm "cốt cách" người thủ đô. Không còn nạn đói năm 45, cơm no áo ấm đã qua. Giờ là cái thời ăn sung mặc mặc sướng. Mõm của mình cũng phải SANG. CỐT CÁCH ấy mới xứng danh Thủđô-er.

Và húp bát phở ngon lành đến giọt cuối cùng! Chính là thước đo nhân cách sang choảnh và thần thái của một nét đẹp Tràng An nghìn năm văn hiến trong bạn. Cùng bắt đầu học cách "Húp sang choảnh theo cách một Cu"

Trước tiên phải nói, kiếm được miếng ngon rồi thì có hai loại thực khách/ thượng đế. Một là vì yêu mà khi chủ quán thấy khách là thấy vui, nuôi sống quán cả năm thì lúc nào cũng được đôn đả.

Còn loại khác, chả biết nghe ngóng ở đâu. Vác cái mõm đến, lơ ngơ phải xếp hàng dài, vào gọi một công thức của mình, xong rồi gắp vài gắp, chụp thêm cái ảnh, điểm ít cảm nhận rồi đăng đàn.

Ăn thế nào cho nó sang choảnh

Mấy "thằng" khách vãng lai ấy thì cho qua. Nhưng vãng lai sang choảnh thì dù ăn ở đâu cũng phải có CỐT CÁCH, không thể cư xử như lũ phàm phu tục tử, thấp kém hèn mọn đấy được.

Đầu tiên phải đến quán đúng thời điểm mà nước dùng ngon nhất, thịt tươi nhất, tâm trạng chủ quán dễ tính nhất, khách đến ăn học vấn sang trọng nhất.

Tiếp đến đỗ xe ô tô hoặc xe máy hay đi bộ thì phải đúng chỗ. Gọn gàng, ngăn nắp, không để xe lấn chiếm vỉa hè lòng đường cản trở giao thông.

Sau khi vào là tia vị trí có bàn sạch sẽ, các lọ gia vị phải đầy đủ. Tránh những bàn có người đang ho hắng, cảm cúm hay có trẻ con đang ăn đút, gần cửa nhà vệ sinh.

Sau khi nhìn menu, hãy nhẹ nhàng gửi lời qua chủ quán hoặc tiểu nhị: "Phiền anh làm giúp cho một bát tái gầu giòn nhiều thịt, ít bánh, nước béo, không hành 25K". Nếu muốn ăn thêm quẩy hoặc uống trà đá/nóng thì có thể gọi trước/sau khi đã ngồi vào bàn.

Gửi lời "cảm ơn " sau khi bát phở đã ngay ngắn trên bàn. Lúc này công đoạn "được bố mẹ dạy cho văn minh" là đây:
  • Hiệp 0: Rửa tay trước khi ăn, tuần thủ 5K và ngồi xa 2 mét
  • Hiệp 1: Hit hà hơi khói bốc lên, xem nước phở có trong không, thịt đã tái hay chín chưa,... đó là ăn bằng mắt
  • Hiệp 2: Lau sạch bằng giấy ăn, hoặc khăn mùi xoa đôi đũa và thia. Nếu dùng chanh/quất để vệ sinh thì vứt xuống đất, đừng vứt lại.
  • Hiệp 3: Đưa thìa hớp một miếng nước và thử xem độ thanh, béo ngậy, mặn nhạt, ... để quyết định việc thêm bao dấm tỏi, bao nhiêu ớt, hạt tiêu,... hay trứng chần.
  • Hiệp 4: Đừng trộn/đảo mạnh tay quá, vì lỡ bánh chần kỹ quá dễ bở. Bát phở cho người thành nồi cám cho lợn mất. Thật nhẹ nhàng để khi chụp ảnh, sản phẩm vẫn còn đẹp. (Khuyến khích nên chụp ảnh trước khi đảo)
  • Hiệp 5: Gắp một đũa bánh phở lẫn thịt. Lùa ngay vào miệng hoặc nhét vào mồm thông qua công cụ thìa xúc. Nhớ húp thêm một miếng nước để phở, thịt và nước quện vào nhau. Trong trường hợp lẽ gắp miếng to quá, đừng nhồi như bánh đúc nhồi vịt. Hãy dùng công cụ thìa xúc đỡ lấy phần phở thừa, sau đó gắp thịt lên, đơm thêm ít nước và làm miếng tiếp theo luôn. (Sử dụng thêm quẩy giòn/mềm để tăng hương vị cho món ăn - Không khuyến nghị uống trà lúc này)
  • Hiệp 6: Lần lượt duy trì hoạt động gắp, hứng, xúc, húp. Vừa cảm nhận bằng cách nhắm mắt lại để cảm nhận không gian nội tâm. Hoặc đảo mắt xung quanh ngắm người lao động, xem thượng đế khác có phải loại tầm thường, phàm phu tục tử không.
  • Hiệp 7: Buông đũa và thìa xuống. Cầm bát lên là Húp cho sạch! Rồi à một cái thật sảng khoải. Đứng lên tính tiền. Cảm ơn ông/bà chủ rồi cắp đi ra khỏi quán để về còn review công nghệ.
Trên đây là 7 hiệp cơ bản thường gặp thể hiện hình mẫu của những bậc "phú quý". Chỉ bỏ một hiệp thôi, là tự hủy biến mình thành kẻ phàm tục, thấp hèn ít học như dân bán hàng online.

Bố mẹ còng lưng cho review công nghệ, con ăn phở bê bát húp sạch nước dùng

Như thế rất là thiếu tinh tế vì chúng ta luôn được dạy dỗ "học ăn, học nói, học gói, học mở". Ngoài việc phải biết kính trên nhường dưới ra, ăn uống luôn có khuôn phép của nó. 

Không phải vì gặp đối tác này ta phải ăn diễn, khi ngồi bàn tiệc ta bỏ dùng tay gặm chân gà, hay vì đói khát mà phải chịu nhục để có miếng ăn. Nhưng trên hết "ăn phải sướng mồm ta" trong khuôn khổ cho phép, để không phải thấy:
  • Đang ăn thì lấy giấy ra xỉ mũi
  • Đang ăn thì khoắng đũa vào lọ giấm tỏi
  • Đang ăn thì húp sộp soạp phì phò
  • Đang ăn thì vừa nhồm nhoàm vừa nói
  • Đang ăn thì ...
Dẫu miếng ngon vào miệng là do công sức, tiền bạc bỏ ra. Nhưng để đánh giá những hành động theo cách quy chụp không khiến mõm ta sang choảnh hơn. Mà mồm thối là dễ bị lên án trước nhất.
Trong số những thắc mắc của một số ông Hà Nội trí thức dở người ta có nhắc đến một ông lo sau này ta tiến lên kinh tế hoàn toàn xã hội chủ nghĩa, kinh tế phân tán không còn nữa, thì mất hết phở dân tộc, và rồi sẽ phải ăn phở đóng hộp, mỗi lúc ăn bỏ cái hộp phở ấy vào nồi nước sôi trước khi đục ra ăn, và như thế thì nó trương hết bánh lên.

Cũng ngay trong hiệu phở, có người đã đập ngay lại: "Thôi đốt ông đi. Ông đừng có làm cái chuyện lo giời sập ấy đi. Hiện nay phở đang phát triển mạnh ở thủ đô Hà nội, lớn nhỏ, gánh rong, bán trong nhà, bán ngoài hè, có đến trên dưới hai ngàn chủ phở. Người Việt-nam còn thì còn phở bát, bát phở trong tương lai vẫn nóng sốt như bây giờ. Phở bát của ta không thể thành một thứ đồ hộp đâu, người công dân Hà nội này xin trả lời ông là một nghìn lần không, không, không thể có sự thô bạo ấy".
 - Trích Tùy bút Miếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng

Tìm được miếng ngon để đời đã khó. Làm một bát cho sướng mồm lại càng khó hơn, nếu lại còn phải  nhìn mặt khách cùng bàn xem nó có review mình không? 

Ô hay! Anh có cho tôi tiền ăn phở đéo đâu mà ý kiến. 

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn