Ông bà già lo hết chục đời

Thời thế vận đổi sao dời, giầu nứt đố đổ vách thường vỗ ngực nói ăn hêt 10 đời không hết. Nhưng qua tam thì ba bận, chả mấy ai giàu ba họ, khó ba đời lại không có người biết vươn lên.

Vật chất là thứ hiện hữu dễ thấy nhất của thành quả lao động, nhưng giữ gìn muôn đời lại dựa vào nền tảng giáo dục. 

Cùng với thế hệ tương lai ngậm thìa vàng, thìa bạc. Sinh ra ở sẵn vạch đích khiến tư duy về giá trị ngày càng thay đổi. Kiếm được nồi nấu cơm đã khó, giữ được bát cơm còn khó hơn. Cơ ngơi có thể bị chia năm sẻ bầy, cám dỗ bám theo.

Hơn 100 năm, kể từ khi cụ John D. Rockefeller trở thành tỉ phú Mỹ đầu tiên sau khi thành lập hãng Standard Oil Company cuối thế kỷ thứ 19, nhà họ Rockefeller vẫn là tỉ phú. Trải quả nhiều thế hệ, con cháu thừa kế đển hơn 200 mồm ăn, song gia sản của gia tộc vẫn đạt cả chục tỷ đô.

Khâm phục hơn là đại gia đình vẫn đoàn kết, không có các vụ bê bối lùm xùm trên báo, kiện tụng, bắt nạt kiểu “huynh đệ tương tàn” vì tài sản. Điều gì khiến gia tộc phát triển một hệ thống giá trị, truyền thống và các cơ sở giúp họ gắn bó với nhau, duy trì của cải? Các biện pháp này hữu ích với tất cả gia đình xem trọng tiền tài trên thế giới, ngay cả khi họ không thật giàu không?

04 yếu tố duy trì cơ nghiệp 100 năm

Ông David Rockefeller Jr. chỉ ra bốn yếu tố mà gia đình đoàn kết, không đá lẫn nhau như nhiều gia đình của của nả từng biết.

Thứ nhất, đó là họp mặt gia đình thường xuyên. 
"Cả nhà chúng tôi gặp nhau hai lần mỗi năm, thường là có hơn 100 người trong một phòng ăn trưa Giáng sinh, ví dụ thế. Chúng tôi có diễn đàn gia đình. Khi một thành viên đủ 21 tuổi thì sẽ được mời đến các buổi họp mặt nói trên". Tại buổi họp mặt, nhà họ Rockefeller bàn về hướng đi, các dự án, thành viên mới hoặc bất cứ tin tức gia đình nào có liên quan đến nghề nghiệp và các cột mốc quan trọng. Điều cần thiết là giúp mọi người cảm thấy mình là một phần của đại gia đình, dù họ chỉ là dâu, là rể.

Thứ hai, duy trì lịch sử gia đình
Gia tộc làm điều này thông qua vườn tược của dòng họ, nơi cả nhà tề tựu và nhắc đến quá khứ. Ông David nói: “Đó là những nơi quen thuộc và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Tôi có thể trở lại nơi mà ông cố của mình sống hơn 100 năm trước và xem ông ấy đã sống ra sao, xem con cháu của ông đã sống ra sao”.



Thứ ba, không có doanh nghiệp gia đình. 
Nhiều mâu thuẫn nội bộ bắt nguồn từ chuyện kinh doanh: Ai nên là người điều hành, điều hành như thế nào, ai là người được hưởng lợi. Tất cả những câu hỏi trên khiến gia đình rạn nứt. “Tài sản gia tộc chúng tôi dĩ nhiên xuất phát từ Standard Oil. Song doanh nghiệp đó không giữ chúng tôi lại với nhau và thẳng thắn mà nói, nhiều gia đình chia rẽ vì doanh nghiệp. Tôi nghĩ rằng dòng họ mình may mắn khi không mâu thuẫn vì gia sản. Chúng tôi có doanh nghiệp truyền lại tài sản qua các thế hệ, truyền lại tài sản cho ngày càng nhiều người hơn nhưng vẫn có kết nối. Chúng tôi không có một doanh nghiệp cốt lõi nào”

Thứ tư, giá trị gia đình, đặc biệt là từ thiện.
Họ có nhiều quỹ gia tộc, trong đó có Rockefeller Foundation, Rockefeller Brothers Fund và David Rockefeller Fund với tổng tài sản lên hơn 5 tỉ USD. Các thành viên trong gia đình được khuyến khích tham gia vào các quỹ này. Bằng cách để từ thiện làm trung tâm của bản sắc gia tộc, Rockefeller duy trì giá trị cốt lõi mà ông John Rockefeller Jr. đặt ra: “Bất cứ quyền nào cũng là một trách nhiệm, bất cứ cơ hội nào cũng là một nghĩa vụ, và bất cứ sự sở hữu nào cũng là một nhiệm vụ”.


Tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. (8/7/1839 – 23/5/1937) là một ông trùm kinh doanh và nhà từ thiện người Mỹ. Với biệt danh "Vua dầu mỏ", ông là người đã sáng lập nên đế chế dầu mỏ lừng lẫy – Tập đoàn Standard Oil.

Trong suốt cuộc đời mình, "Vua dầu mỏ" đã viết cho con trai tổng cộng 38 lá thư. Điều đáng bất ngờ chính là nội dung trong những bức thư này đều là những lời dặn dò rút ra từ những bài học cuộc sống quý báu mà bản thân ông đã từng trải qua và tự mình chiêm nghiệm. Những bức thư mà Rockefeller gửi con tuy đơn giản, thẳng thắn nhưng ẩn chứa những ý nghĩa to lớn, thiết thực. Mỗi một câu nói ra đều rất quý giá và đáng để mọi người cùng suy ngẫm:

1. Không có quyền nghèo.

2. Sự giàu có chỉ là kết quả phụ của sự siêng năng.

3. Thu nhập chỉ là sản phẩm phụ của công việc, hãy làm những gì cần làm, làm tốt công việc của mình, có như vậy mức lương lý tưởng nhất định sẽ tìm đến bạn.

4. Yêu công việc là một niềm tin. Với niềm tin này, chúng ta có thể đập nát núi tuyệt vọng thành những viên đá hy vọng. Nếu bạn xem công việc là một thú vui, cuộc sống sẽ là thiên đường; nếu bạn xem công việc là nghĩa vụ, cuộc sống sẽ là địa ngục.

5. Vay tiền không phải là một điều xấu, nó sẽ không làm bạn phá sản, chỉ cần bạn không xem nó như một chiếc phao cứu sinh và chỉ sử dụng nó trong lúc khủng hoảng, mà là một công cụ đắc lực, bạn có thể sử dụng nó để tạo cơ hội.

6. Những lời bào chữa khiến hầu hết mọi người không mở được cánh cửa dẫn đến thành công. 99% thất bại là do mọi người đã quen với việc bao biện.

7. Đừng sống bằng sự may rủi mà hãy phát triển bằng cách lập kế hoạch. Một kế hoạch tốt có thể ảnh hưởng đến vận may, và trong mọi trường hợp, nó có thể ảnh hưởng đến cái gọi là may mắn.

8. Tình bạn được xây dựng trên cơ sở kinh doanh tốt hơn nhiều so với tình bạn được xây dựng trên tình bạn. Đối xử tốt với người khác khi bạn đi lên vì bạn sẽ va vào họ khi bạn đi xuống.

9. Trên đời không có gì thay thế được lòng kiên trì. Tài năng không được đánh giá cao có rất nhiều, và những thiên tài không thành công cũng là điều thường thấy. Giáo dục cũng vậy, thế giới đầy rẫy những kẻ vô dụng. Chỉ có sự kiên trì và quyết tâm mới dẫn đến thành công.


Ông cũng giải thích thêm cho con rằng bản chất con người là điều khó lường nhất. Vì vậy không phô trương sự thông minh là tốt nhất, có như vậy thì con mới tránh được sự cạnh tranh gay gắt, và tiêu cực. Tuy nhiên, cần phải hiểu biểu hiện ngốc nghếch ở người thông minh chính là một loại trạng thái bình tĩnh, họ thấu hiểu hết tất thảy đạo lý ở đời nhưng lại không thể hiện ra, có như vậy đại sự mới dễ thành.

  1. Loại thứ nhất là loại người hoàn toàn đầu hàng và hài lòng với hiện trạng của bản thân
  2. Loại thứ hai là những người không thể thực hiện mục tiêu tới cuối cùng.


Ông Rockefeller gọi hai kiểu người này là "khối u tư duy" rất dễ lây lan tư tưởng tiêu cực cho người khác khi tiếp xúc. Điều tồi tệ là 2 loại người này xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Do đó, Rockefeller khuyên con trai mình nên tránh xa 2 loại người này càng sớm càng tốt bởi ông luôn nghĩ rằng tính cách, tham vọng và địa vị hiện tại của một người có liên quan đến người mà họ kết giao.


Một trong những lời dặn dò "kinh điển" nhất đó là: “Một kẻ rêu rao về trí thông minh chính là kẻ ngu ngốc. Còn người biết giả ngốc mới thật sự thông minh”. Qua câu nói này, vị tỷ phú giàu có nhất lịch sử Rockefeller đã dặn các con nên giấu kín sự khôn ngoan, chớ nên cho thiên hạ biết bởi càng khoe đời người càng gặp nhiều sóng gió.

Theo vua dầu mỏ: "So với phô bày trí thông minh, giả ngu ngốc có rất nhiều lợi ích. Quan trọng nhất là để cho người khác thả lỏng cảnh giác. Sau đó bạn tóm lấy cơ hội, lặng lẽ đứng đầu và khiến mọi người kinh ngạc".

Chọn coin ngay hôm nay để tương lai bền vững, giá trị trường tồn. 

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn