Đói lòng lại hột chà là, sao không rút hẳn một lần cho xong!

Cần cù không còn bù thông minh nữa rồi. Đi làm tăng ca quần quật, bù thêm cả siêng năng sau nhiều năm lao động. Người khôn của khó, cái cái khó nó bó cái khôn/thông minh lại.

Cố liều một cục để còn vực cái đạo cho đỡ đói, đỡ rách, đỡ bị khinh. Cần cù nào bù nổi thông minh nữa. Hết cả tỉnh táo rồi, người thông minh có ai liều như thế này đâu, họ work hard and work smart.


Không cần đến dịch bệnh Cô vuýt 19, đời sống ngày nay có cải thiện cách mấy cũng có một số không nhỏ đại đa số bộ phận đói. Sau những giờ làm việc tăng ca, thanh xuân vùi đầu hơn con trâu, họ chỉ biết vui với các game show hài, cô dâu 8 tuổi, khóa học thổi nến,...

Có tiền một đống, rút hết lấy gì về già

Có tiền một đống cầm tay, không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng chỗ và có mục đích. Xây cái nhà, mua cái ô tô, sắm sửa, ăn uống, cho con ăn học, ốm đau cái là hết. Vậy điều gì khiến gần 209.000 lao động chọn rút bảo hiểm xã hội một lần trong ba tháng đầu năm 2022. Hay mới tia được miếng đất ngon lành đang trong khu quy hoạch?

Trong đó, riêng TP HCM có hơn 37.000 người nộp hồ sơ nhận trợ cấp một lần, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ. Lao động chọn rút bảo hiểm một lần nhiều nhất ở TP Thủ Đức, quận 12, Bình Tân, Hóc Môn, Bình Chánh... khiến cơ quan bảo hiểm quá tải.


Tính hết tháng 3/2022, lao động rút bảo hiểm xã hội một lần trên cả nước tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Những lao động này về già sẽ không có lương hưu hoặc hưởng mức thấp, không đảm bảo cuộc sống, không được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

"Đây là thực trạng đáng lo ngại, tác động trực tiếp tới quyền lợi lao động và ảnh hưởng an sinh khi dân số Việt Nam đang bắt đầu già hoá" - Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận định.

Vì vậy, cơ quan này khuyến nghị người lao động không chọn rút bảo hiểm xã hội một lần, nên bảo lưu thời gian đóng hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ số năm còn thiếu để hưởng lương hưu, được cấp thẻ bảo hiểm y tế với mức hưởng 95% khi đi khám bệnh.

Từ năm 2016 đến 2020 có trên 3,7 triệu người chọn hưởng chính sách bảo hiểm xã hội một lần; mỗi năm trung bình gần 750.000 người rời khỏi hệ thống, chiếm trên 5% tổng số người tham gia. Cứ hai người mới tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội thì một người rời đi và xu thế này chưa có dấu hiệu dừng lại.

97% người chọn rút một lần là lao động sau một năm nghỉ việc không đóng bảo hiểm xã hội. Người rút chủ yếu thuộc nhóm lao động trẻ ngoài khu vực nhà nước, từ 26 đến 29 tuổi. Tỷ lệ này ở nữ giới là 55,6%, nam giới là 44,4%.

Theo quy định hiện hành, người đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu sau 20 năm đóng. Điều kiện để rút bảo hiểm xã hội một lần khá dễ dàng như người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng... - nguồn Hồng Chiêu từ vnexpress.net


Lợi ích của BHXH rất lớn, sống cố đến mấy chục năm sau khi nghỉ hưu thì lãi lời lắm đấy. Vừa ốm yếu, răng rụng, mắt mờ, bệnh nền nhưng không sợ con cái đuổi ra khỏi nhà vì vẫn còn đồng lương hưu hàng tháng. Dẫu biết rằng đầu năm 2020 xăng 30.000đ/lít, 20 năm sau khi đủ năm, xăng cứ 30.000đ/lít thì tốt quá còn gì.

Thuận bà, thuận cháu, tiền tỉ chia nhau

Ngày 10/4, bà Lê Thị Dư cùng cháu trai Lê Hồng Khanh, 42 tuổi; Nguyễn Quốc Thái, 28 tuổi và 4 người khác bị Phòng cảnh sát Hình sự Công an TP HCM lấy lời khai, làm rõ hành vi Cướp tài sản.

"Các nghi can đã thừa nhận hành vi, khai bà Dư là chủ mưu, có vai trò chính, lôi kéo, lên kế hoạch cho vụ cướp. Hình ảnh cho thấy vụ cướp diễn ra khá dễ dàng. Chúng đã biết các thông tin trong nhà, nên gần như không tìm tài sản ở nơi khác mà chỉ tập trung nơi cất tiền ở tủ phòng làm việc. Vụ cướp này có tay trong"  
Theo điều tra ban đầu
  • Lê Thị Dư  72 tuổi và Lê Thị Hồng, 35 tuổi, giúp việc cho chủ căn biệt thự cũng là trụ sở công ty tại hẻm 320 đường Trần Bình Trọng, quận 5. 
  • Gia đình chủ thường để rất nhiều tiền, ngoại tệ trong nhà nên cả hai nảy sinh lòng tham.
  • Bà Dư gọi vợ chồng Khanh cùng bàn cách dàn dựng kịch bản xông vào biệt thự cướp tài sản.
  • Khanh rủ thêm Thái và một số người cùng tham gia.
Nhóm này tụ tập tại nhà trọ của Khanh ở quận Bình Tân để phân công nhiệm vụ, chọn thời điểm gây án.
  • Tối 9/4, khi chủ nhà đi vắng, bà Dư nhắn Khanh thực hiện kế hoạch.
  • Hơn 18h, nhóm cướp gồm 4 người đeo khẩu trang, balô, dao, búa đến gần căn biệt thự.
  • Khanh và Dư cầm gói quà, giả nhân viên giao hàng đến bấm chuông. 
  • Hồng ra mở cửa, Thái vung dao đe dọa rồi xông thẳng vào trong, Khanh chạy theo phía sau. 
  • Hai tên còn lại đứng ở ngoài cảnh giới.
  • Khanh và Thái xộc thẳng vào phòng làm việc, khống chế thiếu niên (người thân của chủ nhà).
  • Thái lấy búa đập vỡ tủ, lấy 1,8 tỷ đồng; 10.000 USD, điện thoại iPhone... cho vào balô và một bao tải rồi cùng Khanh mang ra ngoài lên xe máy đồng phạm tẩu thoát.
  • Nhóm cướp mang tiền về phòng trọ của Khanh cất, chia nhau mỗi người một nơi, nghe ngóng tình hình.

Ngay trong đêm, trích xuất camera an ninh xung quanh khu vực, lần theo dấu vết băng cướp. Khi xác định Khanh và Dư là nghi can, các trinh sát bao vây phòng trọ, bắt giữ và thu hồi toàn bộ tài sản. Các nghi can còn lại lần lượt bị bắt sau đó. - Nguồn bài và ảnh Quốc Thắng

"Trong hai người này, bà Dư đã có thời gian làm giúp việc ở đây khoảng 20 năm" 


Rất may mắn là kế hoạch được lên chi tiết và thời điểm phù hợp, tránh được thương vong không cần thiết.  Mô hình làm giầu "nuôi ong tay áo", "cõng rắn cắn chủ nhà" không thiếu. Một bộ phim Việt Nam cũng đã từng giới thiệu rõ cách thức hoạt động này.


Ở trong cái xã hôi này, tiền bạc làm ra đều là công sức mồ hôi nước mắt. Biết trân trọng từng đồng kiếm được của mình thì cũng phải quý hóa tiền người khác kiếm được. Liều nhiều ăn nhiều như anh Quyết, chú Dũng thì sau về già chơi golf ở đâu cũng được. Sức khỏe có giới hạn thì lao động mấy chục năm kiếm ít đồng BHXH dắt lưng. Bụng đói thì đầu gối phải bò, chân phải chạy, giò phải đi.

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn