Perfectionist - Sự cầu toàn hủy hoại chúng ta thế nào?

Mọi thứ phải thật hoàn hảo, từ công việc, gia đình, bạn bè,... không thể không hoàn hảo được. Từ sự đòi hỏi hoàn hảo đến vượt quá khả năng bản thân, sự bao biện và cố chấp là biến tướng sẽ xảy ra.

"Người cầu toàn - Perfectionist - dù biết những hạn chế của chủ nghĩa cầu toàn, nhưng đa số họ lại không muốn từ bỏ việc sống theo chủ nghĩa này, vì họ cảm thấy đó chính là động lực cho mọi việc họ làm". - wikipedia

Perfectionist-nguo-cau-toan-cac-dau-hieu-cho-thay


    Không như những người biết phấn đấu, người cầu toàn có xu hướng đòi hỏi vượt giới hạn bản thân. Họ cứ nghĩ mình là siêu nhân gánh vác trách nhiệm to lớn, họ là mảng mầu nổi bật trong tổng thể bức tranh. Ồ nấu nâu nâu nầu nâu ... đến chị Ong Nâu cũng chỉ biết mỗi đi tìm hoa lấy mật. Chị không rảnh đi thụ phấn cho hoa đâu, đó là tình cờ của sự sắp đặt của Mẹ thiên nhiên mà thôi.

    1. Cầu toàn với Bản thân

    Phải làm thế này, phải làm thế kia, thế này mới đúng, thế kia mới chính xác. Không thể thôi để ý những chuyện ngoài tầm mắt được. Họ sẽ rao giảng mớ kiến thức hỗn độn, dù đúng là thế thật, nhằm "cải tạo" và "dạy một bài học" cho những người khác. 

    Cũng chính từ đây, sinh ra chuẩn mực và giới hạn đặt ra cho bản thân để đạt được sự hoàn mỹ. Với tôn chỉ làm gương cho kẻ khác phải noi theo. Là niềm tự hào của Họ Tộc, là lãnh đạo gương mẫu, là cán bộ nhân viên xuất sắc, là công dân tốt của phường xã thôn bản.

    2. Cầu toàn với tình yêu và gia đình

    Các cụ bảo rồi, nếu không lập gia đình sớm già rồi sinh thói kén cá chọn canh là vì thế. Khắt khe với bản thân đã đành, sẽ chuyển hướng qua người thân. Nào là phải giặt giũ thế này, nào là phải thêm mắm thế này, lọ dưa hành cần gắp thế này, sao không học theo như này, cách làm này chưa được,...

    Vậy là phải gia đình hoàn hảo, vợ đẹp, mặt xinh, ba vòng căng đét, làm tình như AV idol. Con cái phải thật chăm ngoan, học lực siêu, đạo đức ngoan, theo học trường tóp, ... niềm tự hào của Họ Tộc.
    Họ thường biện minh điều này là để tốt cho con, thực tế điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đứa trẻ, trên bề nổi chúng có thể tốt hơn về mặt điểm số nhưng bọn trẻ thường thấy căng thẳng và có thể đã mắc một số bệnh tâm lý, trong tương lai nhiều khả năng chúng cũng trở thành người cầu toàn.

    Perfectionist-nguo-cau-toan-cac-dau-hieu-cho-thay (1)

    3. Cầu toàn trong công việc

    Chúng ta phải kiếm được ít nhất 10 tỉ trong mỗi tháng, doanh thu trong Quý đầu tiên phải đạt 50 tỉ, nộp thuế và đóng góp 05% GDP cho cả nước. Vậy là lan tỏa cảm hứng yêu thương và động lực tới toàn bộ cán bộ công nhân viên. 

    Cán bộ cấp dưới từ đó thấy lãnh đạo của họ tuyệt vời quá, mình cũng phấn đấu lên. Rồi họ khắt khe lẫn nhau, không ai là không mang học vị, học hàm ra để tôn vinh ý tưởng chuyên môn, đóng góp cho doanh nghiệp, nỗ lực trong công việc. Vì họ cũng là tấm gương sáng của Họ Tộc mà!

    4. Với  các mối quan hệ xã hội

    Không chỉ riêng bạn bè người thân, những áp đặt phải thế này, cần thế kia ảnh hưởng đến mọi hoạt động xã hội xung quanh. Phải ăn phở sao cho nó chuẩn mực, sao lại xào thịt chó với măng tây, tôi yêu cầu 30% đá 50% đường, 20% trà xanh. Rồi họ sẵn sàng chửi xơi xơi vào ai đó nếu vượt chuẩn mực xã hội mà họ đặt ra, họ lên mặt dạy đời để người ta biết được niềm tự hào của Họ Tộc là đúng đắn.

    Perfectionist-nguo-cau-toan-cac-dau-hieu-cho-thay (1)

    Liệu bạn có là người cầu toàn?

    Tiến sĩ Randy Frost từ trường Smith College, Massachusetts đã phát triển một bảng câu hỏi gồm 35 mục được dùng để đo lường sự cầu toàn. Dựa vào bảng câu hỏi này, ông nhận thấy người cầu toàn có 6 đặc điểm như sau:

    Lo ngại về những lỗi lầm
    So với người khác, người cầu toàn khó chịu hơn nhiều với những sai lầm bởi họ sợ rằng những người khác sẽ nghĩ xấu về họ. Kết quả là, người cầu toàn không mấy khi tìm kiếm sự giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, đồng thời có sự thôi thúc mạnh mẽ là phải giấu nhẹm chúng đi. Lo nghĩ quá nhiều về những sai lầm có thể khiến họ có nguy cơ bị ám ảnh và rối loạn tâm trạng.

    Tiêu chuẩn cá nhân
    Cả người cầu toàn kiểu bình thường và cầu toàn kiểu rối loạn thần kinh đều có đặc điểm chung là thường thiết lập các tiêu chuẩn cao mà họ cảm thấy bản thân buộc phải đáp ứng. Tuy nhiên, hành động này được cho là góp phần gây ra rối loạn chán ăn tâm thần – 1 hành động có chủ tâm nhằm duy trì trọng lượng thấp có nguyên do từ sự sợ hãi bị thừa cân và sự méo mó trong việc tự cảm nhận ngoại hình cơ thể. Người cầu toàn có nguy cơ mắc các chứng rối loạn như ám ảnh cưỡng chế, chán ăn tâm thần,…

    Kỳ vọng từ cha mẹ
    Một đặc tính thường thấy nữa ở người cầu toàn là họ nỗ lực rất nhiều để thỏa mãn kỳ vọng từ cha mẹ – có thể là do họ lớn lên trong những gia đình mà cha mẹ chỉ thương yêu con cái với điều kiện là con cái phải đáp ứng mong đợi của cha mẹ. Vì thế, con cái cố gắng thực hiện hoàn hảo tất cả mọi thứ để không bị từ chối bởi cha mẹ mình.

    Chỉ trích từ cha mẹ
    Đặc tính tìm cách để vừa lòng cha mẹ của người cầu toàn thường đi kèm với nỗi lo lắng rằng cha mẹ sẽ chỉ trích thành tựu của họ. Khi còn nhỏ, rất có thể những người này đã bị trừng phạt vì mắc lỗi. Vì thế, họ cũng phát triển ý thức rằng mình sẽ chẳng bao giờ có thể đáp ứng những tiêu chuẩn cao của cha mẹ.

    Nghi ngờ về hành động của mình
    Cảm thấy không chắc chắn khi hoàn thành công việc cũng là 1 đặc tính thông thường ở người cầu toàn. Kết quả là, họ thường miễn cưỡng bỏ đi trách nhiệm của mình – chỉ khi có người nói “đừng làm nữa” thì mới dừng lại. Sự nghi ngờ cũng khiến cho người cầu toàn trở nên thiếu quyết đoán.

    Tính tổ chức
    Người cầu toàn có xu hướng kén chọn và đòi hỏi cao về bất cứ điều gì họ làm. Họ ám ảnh với việc khiến cho mọi thứ phải gọn gàng và ngăn nắp. Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp của sự cầu toàn, nhưng lại ảnh hưởng đến việc người cầu toàn cố gắng để đạt được các tiêu chuẩn cao của mình như thế nào.

    Chính bởi sự cầu toàn đó mà sinh ra Con nhà người ta, Bố mẹ nhà người ta, Lãnh đạo nhà người ta, ... để rồi họ quên mất là phải động viên bản thân để phấn đấu lên, thì họ cover G.Rồng một cách ngờ ngệch, thành một bản photocopy không hơn không kém. - Xem thêm ở đây

    Ai cũng là một màu sắc riêng cho cuộc sống, bạn đen nhưng đúng chỗ cần đen, bạn đỏ khi đúng ngày đèn đỏ, bạn trắng khi cần sáng mắt ra,... chỉ là cầu toàn quá, tự đặt mình vào vị trí không phải của mình mà thôi. Đừng quá bị các C.E.O tẩy não bạn, nếu chúng ta cũng như họ, thì của cải vật chất lấy đâu ra?

    Chúng ta tồn tại vì khác biệt, chứ ko phải chuẩn mực. Hãy tranh đấu!

    Còn bạn? Bạn đang là màu sắc gì trong cuộc sống ý nghĩa này, hãy comment bên dưới. Em thì đang là cái tay trái, nhưng em đang phấn đấu để được là "cái ấy" vì nó sung sướng và thật cảm xúc hơn.

    lời nhắn nhủ

    Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

    Mới hơn Cũ hơn