Hôm nay mày hết thiếu nhi rồi, đi theo bố!

Đám trẻ con tuổi thơ dữ dội hay êm đềm đều sẽ phải có sự lựa chọn đầu tiên, câu hỏi khiến chúng phân vân dù lúc ấy vắt mũi chưa sạch, mồm vẫn hôi mùi sữa: "Con yêu mẹ hơn hay bố hơn?!"

Đúng là bọn con nít, chả hiểu gì về hôn nhân và gia đình cả. Phải chăm xem mấy bộ phim bom tấn truyền hình giờ vàng để hiểu ý nghĩa sâu xa, mục đich và âm mưu khi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.

Thấm thoắt nhiều năm, bà ăn chả, ông ăn nem. Bà thì mút kem, ông thì húp sò lông. Ai cũng có thú vui và sở thích tình dục quái đản của mình. Rồi gánh nặng gia đình lẫn áp lực kinh tế, rồi mẹ chồng nàng dâu, rồi so sánh công danh sự nghiệp với xã hội. Gia đình tan tành, tan đàn xẻ nghé: "Con yêu mẹ hơn hay bố hơn ?!"

Ngày Thiếu nhi hay Ngày Trẻ em, Tết Nhi Đồng như là một sự kiện hay một ngày lễ dành cho thiếu nhi được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.

Liên Hợp Quốc đã quyết định ngày 20 tháng 11 là Ngày Thiếu nhi Thế giới (Universal Children's Day) nhưng để cho các quốc gia thành viên được tự quyền chọn ngày Thiếu nhi cho riêng mình. Một số quốc gia thuộc Khối Xô Viết cũ đã tổ chức Ngày Quốc tế Thiếu nhi (International Children's Day) vào ngày 1 tháng 6. Nhiều quốc gia tổ chức ngày trẻ em vào những ngày khác.

Những búp non trên cành đã bắt đầu đủ lông đủ cánh, đã đến không cần phải gọi tổng đài 111. Bánh mỳ, bơ, sữa, xúc xích, sting cùng internet khiến chúng lớn nhanh như thổi cả về suy nghĩ lẫn nhân cách. Được bảo vệ tối đa như thế, dưới sự đùm bọc yêu thương của gia đình, xã hội và trên cả những phương tiện thông tin đại chúng.

Nhưng lúc này đây, đứa trẻ sẽ phải biết được ít nhiều trước khi đưa ra quyết định "theo mẹ hay theo bố". Để bước đường tương lai sắp tới, nó sẽ không phải dằn vặt vì lựa chọn sai lầm, hay đối mặt với sự dẻ bỉu của người đời: "Mày giống thằng bố" ; "Nó khác gì con mẹ".

Bố mang 2 con đi 'bắt gian' mẹ ngoại tình

Ngày 28/5, trên mạng xã hội xuất hiện clip người chồng bắt quả tang vợ ngoại tình trong nhà nghỉ với nhân tình. Điều đáng chú ý, trong cuộc "bắt gian" này có sự chứng kiến của hai đứa con.

Nội dung clip "bắt gian" dài 15 phút với cuộc cãi vã, giằng co trước hành vi ngoại tình của cô vợ. Anh chồng thấy vợ nói đi làm nhưng thực ra lại tới nhà nghỉ nên mang theo hai con và bạn đến cùng đánh ghen. Anh ta giục con gõ cửa gọi mẹ ở bên trong. Đến 5 phút sau người vợ ra mở cửa.

Chính vì cuộc cãi vã của người lớn có sự chứng kiến của con trẻ. Mỗi cây mỗi cảnh nhưng người xem đều chê cười cho hành vi không chung thủy của người vợ và thương hai đứa trẻ phải chứng kiến cảnh không đáng xem. 

Hành vi lấy trẻ em làm công cụ trừng phạt nhau như thế càng không thể chấp nhận được. Rồi ở cái xã hội mà người ta hay chê cười, dè bỉu. Cú shock đầu đời sẽ ảnh hưởng tâm lí  và tuổi thơ của 2 đứa trẻ.


Theo TS Vũ Thu Hương (nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội, hiện là chuyên gia giáo dục độc lập), thực tế ông bố trong trường hợp này cũng chưa hiểu mình đã gây ra những gì cho con. Hành động của người bố chỉ đơn thuần là nghĩ mẹ sẽ thương xót, đau đớn khi thấy con trong hoàn cảnh ấy.

"Thế nhưng hành động đó đã làm cho những đứa trẻ tổn thương vô cùng lớn. Bản thân đứa trẻ sẽ mâu thuẫn về tình yêu dành cho bố mẹ và cái thiện tâm chính nghĩa."

Khi bố mẹ làm việc gì sai, bản thân đứa trẻ thấy việc sai của bố mẹ, bản thân chúng rất muốn bao biện cho những việc làm sai trái của bố mẹ. Nhưng khi chúng trực tiếp nhìn thấy sẽ không còn gì để bao biện thì chúng cực kỳ tổn thương. Có đứa trẻ gần như quay lại cuộc sống bất cần, chúng sẵn sàng làm mọi việc xấu vì bản thân chúng nghĩ bố mẹ mình làm được thì mình cũng làm được.

"Có đứa thì "anti" hành động đó của bố mẹ và trở thành thiếu tin tưởng trong cuộc sống. Đứa trẻ luôn thiếu tự tin dù sống ở môi trường nào. Chúng không muốn nhìn thấy cha mẹ mình."

TS Hương cho rằng ở câu chuyện này, bất hạnh không phải là bố mẹ của chúng mà chính là những đứa trẻ. Trong các gia đình bố bạo hành mẹ, đánh đập mẹ thì chúng có tư tưởng "thù" bố của mình, thương mẹ và lớn lên chúng rất sợ lập gia đình. Chúng gần như không chấp nhận hình thức gia đình nào có vợ, có chồng. Cuộc sống của con ảnh hưởng rất nặng từ khi chứng kiến những hành động của cha mẹ chúng.

"Trong vụ "bắt gian" này, có thể ông bố muốn trả thù mẹ của chúng, nghĩ rằng bà mẹ sẽ phải chịu những trả giá cho hành động của mình. Nhưng thực chất, người mà ông bố đang hành hạ là những đứa trẻ chứ không phải người vợ của mình" 

Trong các trường hợp bố mẹ dùng con trả thù nhau thì đứa trẻ bị ảnh hưởng là chính và mục tiêu của bố mẹ không đạt được. Có nhiều bố mẹ ly hôn và họ "nhồi sọ" cho con về hình ảnh người cha, người mẹ không ra gì. Họ làm mọi cách để con ghét bố hoặc ghét mẹ nhưng hành động này chỉ làm được khi đứa trẻ còn bé. Lớn lên, đứa trẻ lại có xu hướng yêu mẹ hoặc bố của chúng.


"Không ít trường hợp trẻ quay lại "anti" người đã xúi bẩy chúng. Ví dụ như một ông bố ly hôn xong nhận nuôi con, anh ta hận vợ và nhồi vào đầu của con mình về hình ảnh người mẹ xấu xa. Nhưng đứa trẻ đó lớn lên chúng biết mình bị cha hành hạ, truyền năng lượng tiêu cực từ thù hận của người cha và chúng quay lại ghét người đang nói xấu chứ không phải ghét người bị nói xấu. 

Không chỉ thế, cuộc đời đứa trẻ còn bị tàn phá rất nặng về tâm lý. Đứa trẻ có thể rơi vào tình huống bất cần hoặc quay lại phản đối các hành động của cha mẹ chúng, cuộc đời của chúng không hề có hạnh phúc" - TS Hương nói.


Đừng quên show "Điều con muốn nói" trên JET TV SHOW để có thể ngậm mồm lại và nghe những điều mà con cái mình muốn nói. Không cần phải gồng mình để cho trẻ một gia đình bằng bạn bằng bè, nhưng cần phải có tuổi thơ thật đẹp và ý nghĩa.

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn