Sống trên đời sống nên bớt bớt tấm lòng

Gia cảnh của cô rồi sẽ ra sao. Ông cụ liệu có thế nào. Anh shipper có dằn vặt với nghề. Tất cả viễn cảnh ấy đều được giang hồ mạng lên chương trình cả rồi. Một bài học Đạo Đức cho chị, bố chị và anh shipper.

Sinh hoạt càng lâu, nhất là trên môi trường metaverse, thật sung sướng tha hồ phải quấy mà méo sợ phán xét gì cả. Vậy nên  chúng ta share, like, kể chuyện tâm giao, ... để gió cuốn đi cho cả làng thông suốt.


Hơn 26 triệu dân thành phố Thương Hải (Trung Hoa) thực hiện chiến dịch phong tỏa nghiêm ngặt để phòng chống dịch Covid 19. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Bên cạnh sự chất vật đó, khó khăn gấp bội là những gia đình không có ai nương tựa.
 
Cái bụng đói thì cái gối phải bò. Nồi cơm không nổi lửa thì lấy gì mà duy trì hoạt động phòng chống dịch. Hầu hết mọi người đều phải đặt đồ ăn trên mạng, đội ngũ shipper căng mình hết công suất trong thời gian qua.

Vào ngày 3/4, một cô gái trẻ họ Chu sống ở quận Hồng Khẩu, Thượng Hải đã đặt shipper trên một ứng dụng để giao đồ ăn cho người cha khiếm thính sống ở quận Thanh Phố. Dù đặt vào tối muộn nhưng một shipper họ Dư đã nhận chuyến này. Anh đã lặn lội đi hết quãng đường 27km trong đêm tối, mất hơn 4 tiếng đồng hồ, cuối cùng cũng hoàn thành nhiệm vụ.

Anh Dư kể lại rằng khi mới thấy cuốc đặt đồ, quãng đường quá xa gần 30 km nên anh cũng không muốn nhận, định hủy chuyến. Nhưng sau đó, chị Chu đã gọi điện trực tiếp và nói chuyện giọng như khóc khiến anh rất xúc động, không chần chừ nhận lời ngay. Chị Chu kể cha mình ở một mình, sức khỏe kém, nhà đã không còn thức ăn gì, chỉ còn lại cơm và mì. Chị đã cố hết sức đặt hàng chục cuộc nhưng vì hệ thống đang quá tải nên mãi mới có shipper là anh Dư.


Sau khi câu chuyện ấm lòng về người shipper nhiệt tình được chia sẻ, anh đã được công ty khen ngợi và trao một phần thưởng trị giá 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng) để khích lệ. Còn người khách hàng là chị Chu thì cũng nhất quyết đòi bo cho anh thêm một khoản tiền nhưng anh Dư từ chối vì lý do "hiện tại ai cũng đang gặp khó khăn nên không nỡ nhận tiền". 

Vì anh shipper từ chối đưa số tài khoản, cuối cùng chị Chu nhất quyết chọn cách chuyển cho anh 200 NDT (khoảng 700.000 đồng) vào tài khoản điện thoại. Chị cũng hứa sau khi hết dịch sẽ mời anh Dư đi ăn một bữa để cảm ơn.

“Tự do ngôn luận” là một trong những đặc quyền của xã hội số hóa ngày nay. Chúng ta dễ dàng kết nối với nhau và không ngại ngần đưa ra ý kiến của mình trên các nền tảng mạng xã hội. Thế nhưng, đi kèm với mặt tích cực là những mặt trái khó lường. Văn hóa xóa sổ (cancel culture) và bạo lực mạng ngày càng trở nên phổ biến. Không khó để bắt gặp những bài đăng hay những bình luận tiêu cực trên các các diễn đàn và mạng xã hội. Hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người không quen biết nhau vẫn sẵn sàng lao vào đấu khẩu, lăng mạ, hạ bệ nhau trong thế giới ảo. - nguồn themillennials.life

Câu chuyện ngỡ tưởng vô cùng ấm lòng, cảm động giữa mùa dịch thế nhưng lại có diễn biến tiếp theo không ai dám ngờ tới. Thay vì nhận xét tích cực, một bộ phận cư dân mạng đã tràn vào trang cá nhân của chị Chu để ném đá, miệt thị và chế giễu chị dữ dội. Chỉ trong vài ngày, cô gái trẻ đã nhận hàng ngàn bình luận, tin nhắn vì họ chê chị Chu đã bo cho anh shipper quá ít tiền.

  • "Bo cho người ta có mỗi 200 tệ mà cô cũng còn khoe ra?"
  • "Người Thượng Hải tưởng giàu thế nào, hóa ra cũng keo kiệt vậy"
  • "Thật là một khách hàng kẹt sỉ, người ta lặn lội đi tận 27km trong đêm mà cô chỉ đưa từng ấy?"
  • "..."

Vào ngày 7/4, vì mệt mỏi, bức xúc trước nạn bạo lực mạng, chị Chu đã nhảy lầu tự vẫn từ căn hộ chung cư của mình. Cảnh sát địa phương cho biết cô gái đã không qua khỏi, tử vong tại chỗ và vụ việc hiện đang được tích cực điều tra. 


Thông tin trên đã khiến dư luận Trung Quốc vô cùng sốc và phẫn nộ. Nạn bạo lực mạng đến mức độc ác, vô nhân tính và vô lý đã cướp đi mạng sống của cô gái trẻ vốn không hề làm gì sai.  

Bạo lực mạng (Cyber bullying) đe doạ trực tiếp đến trật tự an ninh cả thế giới ảo lẫn thế giới thực.
  1. Hình thức "trả đòn" gián tiếp: Một số người khi bị cuộc sống dồn ép, mỗi ngày đều chật vật, vất vả để sống hoặc bản thân từng trải qua sự bắt nạt để lại ám ảnh tâm lý, họ có xu hướng trút sự giận dữ của bản thân lên người khác, bao gồm những đối tượng đã gián tiếp làm tổn thương họ. Bởi vì cuộc sống của họ đã quá khổ sở, họ chọn biện pháp tiêu cực, muốn người khác cũng phải chịu khổ giống mình.
  2. Khao khát "quyền lực": Đối tượng này luôn có suy nghĩ bản thân luôn đúng, họ tự cho mình cái quyền chỉ trích người khác, quyền phán xét đúng sai hoặc đôi khi họ cho rằng những nạn nhân đáng phải chịu đựng những điều đó. Bên cạnh đó, một số người bạo lực mạng mang theo tâm lý "Ai cũng vậy. Mình không làm người khác cũng làm" và ngang nhiên thực hiện hành vi đó.
  3. Trò tiêu khiển mạng: Có một số người lại không ý thức được việc công kích người khác qua mạng sẽ gây tổn thương tinh thần một người nhiều đến thế nào. Ở phương diện là người công kích, cũng như những kẻ bắt nạt khác, họ cho rằng việc này là một trò tiêu khiển, tạo drama và tìm kiếm sự chú ý. Có thể do trong cuộc sống những người này quá mờ nhạt, không được quan tâm để ý nên việc "chửi bới" một ai đó và được để ý khiến họ có cảm giác thành công. - Nguồn: kilala.vn

Trả lời phỏng vấn truyền thông, anh shipper họ Dư cho biết anh vô cùng bàng hoàng và đau lòng khi mọi chuyện lại xảy ra như vậy. Kể từ lúc biết khách hàng của mình bị bạo lực mạng vô cớ, anh cũng đã rất khó chịu. Từ trước khi chị Chu nhảy lầu, anh đã chia sẻ: "Hai ngày nay tôi rất căng thẳng, nói thật là tôi không ngủ được mấy vì khách hàng của mình bị chửi trên mạng. Tôi đi làm từ 6 giờ sáng và trở về lúc 7 hoặc 8 giờ tối, rất mệt mỏi nhưng khi thấy những dư luận đó, cả đêm tôi không chợp mắt được. Tôi cảm thấy rất tệ. Tôi không cần tiền tôi chỉ muốn giúp đỡ họ mà thôi".

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn