Pha trà cho nó ngon chè

Sinh viên bây giờ được đào tạo rất là chuyên môn. Thế nên không phải em trai, em gái nào cũng biết pha trà, chứ đừng nói làm sao để có một ấm chè ngon.

Pha trà cho nó ngon chè

Hương sen ngất ngây trong từng ngụm trà, đậm phong vị Trà Việt

Chắc có lẽ cũng vì thế mà, thực tập xong, thử việc dăm bữa. Các em sinh viên có chuyên môn dễ phải tìm công việc phù hợp chuyên môn của mình.

Sau đây xin mạn phép tóm tắt cách pha trà cho ngọt chè (tất nhiên là nguồn trên mạng rồi)

Bước 1: Chuẩn bị 
- Nước cho sôi già rồi lim dim sôi nhẹ
- Trà phải sạch, bảo quản tốt 
- Ấm chén thì sạch sẽ

Bước 2: Sẵn sàng
Theo khẩu vị sẽ pha ít hay nhiều chè. Tùy vào lượng người uống để mà đong đếm nước, chọn ấm to nhỏ.
- Độc ẩm: một thằng ngồi uống
- Nhị ẩm: đang ngồi có khách tới
- Tam ẩm: gọi thêm lão hàng xóm cho vui
- Tứ ẩm: mở hội chắn tổ tôm
- Ngũ ẩm: thằng con rể lại ghé qua chơi
- Quần ẩm: đánh nhau to vì bài bạc, mất trật tự trị an, mời tất cả lên phường



Làm thêm mấy cái kẹo lạc cũng là một lựa chọn
Bước 3:Chiến đấu
Công đoạn "tẩy sạch bụi trần" sẽ làm ấm trà  sạch cả ấm cả chén cả trà. Mà lại vượng mùi hương chè mới.
- Tráng chè lần 1 (ngâm khoảng 5 giây)
- Rót nước 2 tùy theo số lượng người và khẩu vị đậm nhạt

Bước 4: Chiến  tranh
Rót phải khéo từng người chén lần lượt, để ai cũng được "tí" . Rót đầy chén lần lượt sẽ làm vị trà mỗi người sẽ khác nhau.

Bước 5: Bùng nổ
- Uống là phải từ tốn, nhâm nhi để thưởng cái vị chát, hít mùi hương (hương sen, hương bưởi, hương nhài,...)
- Uống xong là ngồi buôn chuyện (xã hội, gia đình, văn hóa, chính trị,...) cho nó ngọt giọng và đợi tuần trà tiếp

Bước 6: Hậu chiến
- Rửa rói, vệ sinh sạch sẽ với nước rửa chén sạch kin kít hương Chanh và Trà xanh để không làm hại da tay
- Đổ rác đúng nơi quy định


Vậy là cũng chén chú chén anh mỗi sáng. Tình táo hơn trong công việc. Đầm ấm hơn tình đồng nghiệp. Rôm rả hơn những chia sẻ hàng ngày. Chờ một chút, hết tuần trà này rồi anh em ta chuẩn bị đi ăn trưa.

Miền Bắc dùng chữ chè để chỉ cây trồng và sản phẩm chế biến của cây chè, còn miền Nam phân biệt chè là cây trồng và trà là sản phẩm chế biến từ cây chè.

Ngôn ngữ viết và nói về chữ trà dùng ở Việt Nam từ lâu đời, có nguồn gốc từ Trung Hoa, và đã trở thành một từ Việt phổ thông trong dân gian. Trà là âm Hán Việt, còn chè là âm Việt Hán (Diệp Đình Hoa – Hội thảo Văn hoá chè 1999, Hà nội).

Pha tra giờ là đạo, là nghệ thuật. Nhưng để chén chú chén anh nhanh như tửu. Ta làm nhanh món chè ăn liền (instant-tea) có khi lại thú vị hơn trà gói lọc líp tông hay điu ma ấy chứ lại.
  • Bước 1: vốc lượng chè vừa uống cho vào cốc 
  • Bước 2: đổ nước sôi đang có vào cốc để tráng trước khi đổ nước sôi theo vị đậm nhạt
  • Bước 3: đậy vung cho trà nó thành chè và chờ thưởng thức
Ở đâu người ta cũng thưởng trà. Nó là một nét văn hóa  đậm phong cách Việt. Già uống. Trung niên uống, Trẻ uống. Con nít cũng uống. Uống ở mọi nơi. Trong văn phòng. Trong công sở. Tại cơ quan. Ngoài đường rồi vỉa hè. Quán nhậu. Người uống sáng. Kẻ uống trưa. Trẻ thì đêm hôm.Thế là nghệ thuật. Là nghệ sĩ là đây.
  • Lợi ich của việc uống trà
  • Vì sao nên uống trà hàng ngày?
  • Văn hóa uống trà xưa và nay của người Việt
  • Những điều cấm kỵ khi uống trà
  • Uống trà thay nước lọc có tốt không?
  • Cách làm trà sữa trân châu
  • Cách pha chế 3 món trà sữa trân châu
  • Trà chanh: Chủ lãi khủng, khách uống phế phẩm
  • Trà Chanh "Chảnh" Sài Gòn
  • Ngoài teo não, hạt hướng dương nguy hiểm thế nào?
  • Ung thư, teo não vì Trà chanh pha hóa chất

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn