Học bơi ... trên cạn

Lướt sóng là một trong những hoạt động thể thao sôi nổi, đu đỉnh thành công thì thành quả sẽ tới. Còn trượt không đủ dài thì sóng vùi, nước dập chỉ có chìm.

Học bơi để về bờ, để cứu mạng sống của bản thân trước khi có cơ hội giúp những người khác. Nhất là khi mùa hè 2022 lại về. Một mùa hè không covid, trẻ lại đi bơi, không người cứu hộ.

Chưa kịp tựu trường như bao bạn bè khác, xót xa cho cảnh đuối nước và tai nạn thương tâm trong vài tuần gần đây:

  • Nghệ An: 5 ngày xảy ra 4 vụ đuối nước khiến 8 người thiệt mạng
  • Bình Định: 3 thanh thiếu niên chết đuối và mất tích khi tắm biển
  • Bình Phước: 2 ngày, 5 người đuối nước khi tắm sông, tắm hồ
  • Bình Thuận: 2 em nhỏ tử vong, 1 học sinh lớp 7 mất tích do đuối nước
  • Đắk Lắk: 2 học sinh tiểu học đuối nước thương tâm
  • Đồng Tháp: Đi chơi lễ, một bé trai đuối nước tử vong
  • Quảng Bình: Tìm thấy thi thể học sinh mất tích khi đi tắm biển
  • Đồng Nai: 2 học sinh nữ đuối nước
  • Lai Châu: 2 học sinh lớp 7 đuối nước khi đi tắm suối
  • Quảng Trị: 2 học sinh bị nước cuốn, tử vong
  • Vĩnh Phúc: 2 học sinh đuối nước khi tắm suối
  • Thanh Hóa: Cứu kịp bé trai 5 tuổi bị đuối nước
Cùng nhìn lại hoạt động Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình để quản lý, giám sát học sinh trong thời gian nghỉ học, nghỉ hè để bảo đảm an toàn, phòng, chống đuối nước. Và thanh kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em của các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đuối nước tại địa phương...

Dạy học sinh... bơi cạn

Ngay tuần đầu hè, Nghệ An xảy ra 5 vụ đuối nước khiến 8 trẻ em chết đuối. Còn trên cả nước, với 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi chết đuối mỗi năm, không biết ngành giáo dục - với vô số các trường đang dạy bơi trên cạn - có áy náy trước những con số “quá đau lòng” này?!

“Quá đau lòng”, “vấn đề nóng của xã hội” là những từ ngữ tại Hội thảo tuyên truyền về phòng chống đuối nước do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.

2.000, tức là cứ mỗi ngày, chúng ta phải chứng kiến 5 đứa trẻ đuối nước.

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, trong 3 nguyên nhân thì nguyên nhân chính là trẻ chưa được học bơi an toàn hay phòng tránh đuối nước.

Vậy là gần 10 năm sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương đưa môn bơi vào trong trường học, đuối nước vẫn xảy ra.

Chỉ trong tuần đầu vào hè năm nay, tai nạn đuối nước đã xảy ra ở Bình Thuận, Bình Phước, Đắk Lắk, Quảng Bình, Lai Châu, Thanh Hoá..., ở khắp nơi.

Thậm chí, chỉ trong vòng 5 ngày (từ 25.4 - 30.4), tại Nghệ An đã xảy ra 4 vụ đuối nước khiến 8 người tử vong.

Bởi từ khi chủ trương đưa môn bơi trường học thì cái thiếu thô thiển là bể bơi vẫn chưa hề được khắc phục.

Báo Quảng Ninh năm 2013 đã làm một cuộc khảo sát. Và kết quả là chỉ có hai trường Đoàn Thị Điểm (Hạ Long) và tiểu học Lê Văn Tám (Cẩm Phả) là có bể bơi, còn lại “hầu hết các trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều chưa có bể bơi để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn bơi cho các cấp học”.

Hôm qua, Thủ tướng một lần nữa có công điện gửi các bộ ngành, địa phương yêu cầu kịp thời có các biện pháp xử lý nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống đuối nước cho trẻ em.

Công điện của Thủ tướng khiến chúng ta nhớ lại câu chuyện của bà Sáu Thia, nhớ lại chuyện các thầy cô ở Ninh Bình dạy... bơi lý thuyết, dạy... bơi trên cạn cho học sinh.

Các thầy cô ở Ninh Bình, như trong bức ảnh, đang phải dạy bơi ngoài sân gạch, dạy lý thuyết, dạy bơi trên cạn.


"Có người nói dạy bơi cạn giống như ăn rau muống phải trả tiền thịt bò! "Điều đó đúng, nhưng không phải không sai.

Có câu thà đốt một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối. Cho nên thà là dạy bơi lý thuyết, dạy bơi cạn... còn hơn là không làm gì! Liệu họ có thể làm gì khác khi bể bơi trường học đến giờ là cực kỳ hiếm, cực kỳ xa xỉ!?

Còn bà Sáu Thia - một người làm nghề bán vé số ở Đồng Tháp - nhân vật từng được Forbes Việt Nam vinh danh, khi đã miệt mài suốt 19 năm, dạy bơi cho tới 4.000 đứa nhỏ, chỉ là “để tụi nhỏ không phải chết đuối”.

Câu chuyện bà Sáu cho thấy lẽ ra dạy bơi cho trẻ không phải, không chỉ là “việc riêng” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không phải là những tiết... bơi trên cạn.

Nguồn từ Anh Đào của laodong.vn

Công tác này rồi sẽ vẫn tiếp tục được triển khai rộng khắp, hoạt động sôi nổi sẽ không bao giờ ngừng. Phụ huynh rồi sẽ để các con lại cho ông bà để đi làm kinh tế. Trẻ sớm được cấp chứng nhận "hoàn thành khóa học bơi" khắp nơi nơi. Và hiệu quả sẽ chứng minh tiếp theo 10 năm triển khai trước.

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn