34 năm, một tượng đài lịch sử

Đã 34 năm trôi qua (1988-2022) kể tử ngày những chiến sĩ Hải Quân Việt Nam đã hy sinh trong bảo vệ chủ quyền  thiêng liêng của tổ quốc.

Theo nhiều cách nào đó, không ai biết hay từng nghe đến mất mát đau thương ấy. Chỉ âm thầm trong nội bộ những người thân của những liệt sỹ.

Tháng 3/1988, Việt Nam đưa tàu ra xây dựng cụm đảo chìm Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao trong bối cảnh Trung Quốc liên tục chiếm đóng trái phép các bãi đá thuộc chủ quyền của nước ta tại Quần đảo Trường Sa.

Rạng sáng 14/3/1988, khi bộ đội Việt Nam đang chuyển vật liệu lên bãi Gạc Ma thì Trung Quốc đưa tàu chiến đến cướp cờ, giết hại chiến sĩ. Tàu HQ-604 và HQ-605 bị bắn chìm. 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt. Tàu HQ 505 bị bắn cháy đã lao hết tốc lực lên bãi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền Cô Lin. Việt Nam giữ được Cô Lin, Len Đao. Còn Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm trái phép từ đó.


Tròn 30 năm sau sự kiện, VnExpress - Báo Tiếng Việt nhiều người xem nhất đã xây dựng một tượng đài trực tuyến tưởng niệm những người ngã xuống vì chủ quyền biển đảo. Với danh sách dưới đây hoặc xem chi tiết thông tin từng liệt sĩ, vui lòng click đường dẫn



Hàng trăm người đến Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma để tưởng nhớ 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến 34 năm trước.


Sáng 14/3, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức dâng hương tại Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma. Đoàn đã tham quan khu trưng bày những kỷ vật liên quan các liệt sĩ, bản đồ cổ khẳng định chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


Trước đó, hai ngày qua, nhiều người dân và thân nhân các chiến sĩ Gạc Ma đến khu tưởng niệm dâng hương tưởng nhớ. Bà Nguyễn Thị Hường (58 tuổi, quê huyện Đô Lương, Nghệ An), chị của liệt sĩ Nguyễn Tất Nam bùi ngùi bên di ảnh em trai. Nhà ba chị em, cha mẹ mất sớm nên bà Hường là chị cả chăm sóc các em. Người em trai sợ chị buồn nên ngày nhập ngũ không báo, chỉ gửi lại món quà là áo khoác, khăn quàng cổ để chị gái giữ ấm.

Cán bộ, người dân viếng 64 chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma. Ảnh: Quảng Đà

34 năm qua, bà Hường luôn lưu giữ hình ảnh về em trai. Cứ đến tháng 3, bà lại khăn gói vào Khánh Hòa, đến Khu tưởng niệm Gạc Ma để tưởng nhớ liệt sĩ Nam cùng đồng đội. "Chuyến đi này, tôi đã trao cho ban quản lý khu tưởng niệm bức thư em gửi về cho gia đình khi làm nhiệm vụ", bà Hường nói.

Ngày 12/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Trong sổ lưu niệm ở khu tưởng niệm, Thủ tướng viết: "Đây là những tấm gương đã anh dũng quên mình hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Những tấm gương chói sáng ấy luôn là minh chứng của chủ nghĩa anh hùng, tô thắm thêm truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam...".

Lưu bút của Thủ tướng ở Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Ảnh: Quảng Đà

Cách đây 34 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.

Năm 2017, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, UBND tỉnh Khánh Hòa khánh thành tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, ở thôn Thủy Triều, xã Cam Hải, huyện Cam Lâm. Công trình có biểu tượng Vòng tròn bất tử thể hiện tinh thần bất khuất của những chiến sĩ hải quân quên mình vì biển đảo Tổ quốc.


Chiến tranh dù dã đi qua khá là lâu. Mất mát đau thương để lại vẫn hằn sâu trong tâm những người thân của các anh hùng liệt sĩ. Thế hệ trẻ ngày này ai cũng bận cuộc sống mưu sinh, nuôi ước mơ bán được một tỷ gói mè. Nhưng trên hơn hết, mỗi ngày tháng 3 trôi qua. Lòng căm phẫn bọn giặc Tàu càng nuôi ý chí cho thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng dựng nước giữ nước.

"Gạc Ma - Trận hải chiến bị không thể bị lãng quên"

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn