Thuật ngữ đồ họa là cái ứ gì mà sao em không hiểu

Đam mê công việc liên quan đồ họa giờ không khó để theo đuổi như xưa. Không còn cảnh các anh làm màu crush, mê hoặc các em bằng các ngón nghề tay phải cẩm chuột, tay trái gõ phím.

Nhưng không phải cứ lên lớp, vào trung tâm, google là có từ ngữ việt hóa chuyên ngành cho các bạn. Thế nên thay vì làm tình làm tội các anh phải giải thích, chúng ta có một bảng các thuật ngữ như thế.

Sau đây là một trong nhiều những thuật ngữ về thiết kế đồ họa mà chúng ta hay được nghe thấy từ các thiết kế viên, đơn vị in ấn, các phòng ban, hay từ mồm người giao việc... Để biết không thừa, mời mọi người lướt quá để không còn bỡ ngỡ.

1. Các từ chuyên ngành thiết đồ họa cơ bản

Đây là những từ chuyên ngành thiết kế đồ họa cơ bản nhất mà bất kỳ một học viên nào cũng cần hiểu ngay khi bắt đầu.

Body Copy/Phần nội dung: là phần văn bản chính trong sản phẩm thiết kế đồ họa.
Comp/Bố cục toàn diện: Phiên bản phác thảo của thiết kế có thể bằng bút chỉ hoặc trên phần mềm
Mock-up/ Mô hình mẫu: Mô tả thực tế thiết kế sẽ như thế nào, một mô hình hoặc kích thước đầy đủ của bảng thiết kế.
Mood board/Bảng tâm trạng: Tấm bảng trình bày ý tưởng hoặc các tác phẩm tham khảo phục vụ quá trình thiết kế. Những hình ảnh chi tiết của dự án hoàn thiện sẽ không được trình bày ở đây mà tấm bảng có vai trò giúp làm sáng tỏ tâm trạng và cảm xúc ta mong đợi từ sản phẩm.


2. Hình ảnh

Thiết kế đồ họa làm việc chính trên những phần mềm và hình ảnh, vì vậy những từ chuyên ngành về hình ảnh nhất định phải nắm rõ. Các thuật ngữ chuyên ngành thiết kế đồ họa này sẽ thường xuyên xuất hiện trong quá trình làm việc của các bạn.

Vector image/Ảnh vector: Người thiết kế sẽ dùng các phần mềm thiết kế đồ họa vector để tạo ra các ảnh vector. Ảnh vector có thể chỉnh sửa lại bằng các phần mềm chuyên dụng. Ảnh vector cho phép người thiết kế phóng to ảnh vô hạn mà không làm thay đổi chất lượng ảnh.
Raster image/Ảnh raster:Cũng được thiết kế từ các phần mềm nhưng ảnh raster có kích thước cố định, phù hợp để sử dụng một lần hoặc không cần thay đổi kích thước.
DPI/Độ phân giải chấm trên inch DPI (Dots Per Inch): dùng để đo lượng mực phun trên 1 inch bề mặt, nếu chỉ số DPI càng cao thì ảnh càng sắc nét.
EPS /Định dạng hình ảnh vector: EPS (Encapsulated PostScript) là một định dạng tập tin đồ họa được dùng trong các ảnh dựa trên vector trong AI.
PSD /Định dạng hình ảnh raster: PSD (Photoshop Document) là tệp ảnh được lưu dưới dạng file gốc gồm các lớp Layer xuất từ phần mềm Adobe Photoshop.
RAW/Định dạng ảnh raw: Dạng hình ảnh thô chưa qua xử lý – thuộc định dạng ở máy ảnh kỹ thuật số.
Texture/Phần bề mặt của một thiết kế: Texture là khái niệm liên quan đến đặc điểm bề mặt của vật thể gồm kích thước, hình dáng, mật độ, tỷ lệ, sự sắp xếp các thành phần vật thể.
TIFF/Định dạng tệp hình ảnh được gắn thẻ: TIFF (Tagged Image File Format) là định dạng sử dụng phương thức nén không mất dữ liệu, dung lượng rất nhiều so với định dạng JPEG.

3. Layout

Dưới đây là các thuật ngữ dùng trong Bố cục giúp bạn hiểu hơn về những khái niệm, quy tắc thiết kế. Bạn có thể bắt gặp chúng trong các yêu cầu từ phía khách hàng.

Alignment/Căn chỉnh: Đây là nền tảng để tạo ra thiết kế đẹp, hấp dẫn người xem. Alignment là sự căn chỉnh sắp xếp các yếu tố thiết kế ở đúng vị trí của nó.
Balance/Cân bằng: Sự phân bố các hình ảnh trong thiết kế. Một thiết kế cân bằng có thể hấp dẫn về thị giác nhưng một ảnh không cân bằng có thể giúp hướng người xem vào thông tin quan trọng nhất.
Negative Space/Không gian âm: Không gian xung quanh các từ và hình ảnh trong thiết kế của bạn. Một số nhà thiết kế chọn dùng không gian âm để tạo ra nét đặc biệt.
Radial/Theo hướng tâm: Một thiết kế trong đó các yếu tố tỏa ra từ tâm điểm và lan tỏa ra bên ngoài.
Rule of thirds/Quy tắc một phần ba: Điều này đề cập đến việc chia hình ảnh thành hai đường dọc và hai đường ngang giúp các nhà thiết kế xác định tiêu điểm và cân bằng bố cục.
Scale/Tỉ lệ: Kích thước của một đối tượng với các yếu tố khác.
Skeuomorphism/Thuyết hoài nghi: Phong cách thiết kế tạo ra sự bắt chước kỹ thuật số của một đối tượng vật lý. Ví dụ như nút tìm thấy trong ứng dụng máy tính trên điện thoại giống nút của máy tính bên ngoài.
White space/Khoảng trắng: Đây là vùng thiết kế không có hình ảnh hoặc văn bản.


4. Màu sắc

Màu sắc là một yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn trong bất kỳ tác phẩm đồ họa nào. Nắm được các thuật ngữ riêng về màu sắc sẽ giúp bạn có được cái nhìn sâu hơn về cách sử dụng màu sắc. Đây sẽ là một trong những cơ sở để bạn phát huy khả năng thiết kế sáng tạo.

Analogous colors/Màu tương tự: Sự kết hợp các màu được tạo ra từ các sắc thái gần nhau trên bánh xe màu.
CMYK/Quy trình bốn màu: CMYK là chữ viết tắt của Cyan, Magenta, Yellow và Key, dùng để chỉ màu đen. Đây là một mô hình màu đề cập đến bốn loại mực được sử dụng trong in màu.
Grayscale/Thang độ xám: Thuật ngữ này đề cập đến bảng màu chỉ sử dụng màu đen, trắng và sắc thái màu xám ở giữa. Phim đen trắng là ví dụ dễ hiểu về thang độ xám trong thực tế.
Hex code/Mã hex: Một mã gồm sáu chữ số đại diện cho một màu cụ thể, thường được dùng trong các chương trình thiết kế máy tính.
Hue/Tông màu: Dạng tinh khiết nhất của các màu gốc đỏ, cam, vàng, lục, lam và tím
Monochrome/Đơn sắc: Bảng màu được tạo ra từ các sắc thái khác nhau của chỉ một màu.
RGB/Mô hình màu bổ sung: Chữ viết tắt của màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Đó là chế độ màu cho tất cả các hình ảnh hiển thị qua màn hình điện tử, như máy tính hoặc tivi.
Saturation/Bão hòa: Cường độ của màu sắc trong hình ảnh. Việc tăng độ bảo hòa làm cho màu sắc có vẻ tinh khiết hoặc rửa rỡ hơn.
Shade/Đổ bóng: Đổ bóng là kết quả của một màu tinh khiết với màu đen được thêm vào.
Tint/Sắc thái màu: Được tạo ra bằng cách trộn một màu tinh khiết với màu trắng như màu hồng phấn hoặc xanh nhạt. 
Tone/Tông màu: Độ đậm hay nhạt của một yếu tố thiết kế. Tông màu có thể được thay đổi bằng cách tăng mức độ xám trung tính.
Triadic/Phối màu Bộ ba: Bánh xe màu sẽ bao gồm ba màu được phân tán bằng nhau, trong các thiết kế điều này thường tạo ra sự phân chia. Trong đó có một màu chính, một màu hỗ trợ phụ và một màu dùng làm điểm nhấn.
Pantone/Hệ thống đối sánh: Là một phân loại số được tiêu chuẩn hóa về nhận dạng màu chính xác để in, giúp các nhà thiết kế dễ dàng tham khảo các sắc thái màu chính xác hơn.
Pixel/Đơn vị hình ảnh: Đơn vị nhỏ nhất của hình ảnh hoặc đồ họa kỹ thuật số có thể được hiển thị trên thiết bị kỹ thuật số.

5. Typography

Về kiểu chữ và font chữ trong thiết kế đồ họa rất đa dạng, nếu biết cách phối hợp sẽ tạo ra những kiểu thiết kế độc đáo, mang nét cá nhân riêng. Dưới đây là các thuật ngữ typography thường gặp nhất:

Typography/Ghép chữ: Là từ ghép của Typo và Graphic mô tả sự sắp đặt và ghép chữ trong thiết kế.
Typeface/Kiểu chữ: Typeface hay còn gọi là Font family: là một bộ chữ cái có cùng điểm chung trong thiết kế, một định nghĩa bao trùm khái niệm font
Font/Phông chữ: Là một tập hợp hoàn chỉnh các ký tự theo cùng một định dạng, kích cỡ.
Baseline/Đường cơ sở: Dòng vô hình mà các chữ cái nằm trên và căn chỉnh với nhau.
Hierarchy/Hệ thống cấp bậc: Hệ thống phân nhóm văn bản dựa trên thứ tự mức độ quan trọng của nội dung để người đọc có thể dễ dàng điều hướng qua nội dung.
Legibility/Tính dễ đọc: Mô tả việc dễ dàng đọc một khối văn bản và phân biệt từng chữ cái.
Sans Serif/Kiểu chữ Sans Serif: Một kiểu chữ trong đó không có dòng nhỏ ở cuối mỗi nét ký tự, kiểu chữ sans serif phổ biến là Arial, Helvetica, Verdana.
Script/Kiểu chữ Script: Một loại kiểu chữ giống chữ viết tay gồm Milasian, Leckerli One và Good Vibes.
Serif/Kiểu chữ Serif: Kiểu chữ mà các cạnh nhỏ nhô ra từ các chữ cái, các phông phổ biến gồm Times New Roman, Georgia và Garamond.
Slab serif/Kiểu chữ Slab serif: Kiểu chữ gồm các đường nét dày và chắc chắn thường dùng cho tiêu đề, bao gồm Archer, Rockwell và Neutraface Slab

Branding is the marketing practice of actively shaping your brand. That’s the basic definition, but there is so much more that goes into it. - view more: What is branding?

6. Branding

Bộ nhận diện thương hiệu là một trong những thiết kế mà Graphic Designer sẽ thường xuyên phải thực hiện. Vì thế, chắc chắn bạn không nên bỏ qua những thuật ngữ thiết kế đồ họa về Branding.

Brand/Thương hiệu: Khái niệm công ty của bạn được nhìn nhận.
Brand mark/Nhãn hiệu: Thay vì sử dụng chữ thì đây là một hình ảnh biểu trưng cụ thể, đại diện cho công ty.
Brand identity/Bộ nhận diện thương hiệu: Phiên bản trực quan của thương hiệu gồm biểu trưng, khẩu hiệu, trang web, bao bì và các tài liệu tiếp thị khác.
Emblem/Một kiểu của Biểu tượng: Logo công ty bằng nhiều hình dạng và khung được thiết kế riêng
Letter mark/Dấu chữ cái: Biểu trưng có các chữ cái cách điệu thường là tên viết tắt của công ty.
Pictorial mark/Ký hiệu nhận biết: Các biểu tượng cụ thể, trực quan, đại diện cho thương hiệu.
Style guide/Quy chuẩn thiết kế: Một tập hợp các tiêu chuẩn thiết kế cho một thương hiệu đảm bảo tính nhất quán trong phong cách và nội dung của thiết kế.


Xong một loạt các từ chuyên nghành thiết kế đồ họa múc từ trung tâm Arena Multimedia. Tùy vào công việc, cụ thể chuyên môn theo đuổi để nắm bắt. Không cần ôm và nhớ hết mọi thuật ngữ, nhưng tránh tình trạng vịt nghe sấm khi các thầy, các anh/chị đồng nghiệp thôi. Chứ cần gì thì có google mà.

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn