Lý Thường Kiệt "cướp công" của Ngô Quyền?

“Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý Thường Kiệt dùng kế chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng.

Học sinh lại bảo Thường Kiệt mới đúng cơ
Lý Thường Kiệt không có dùng kế chôn cọc dưới sông Bạch Đằng

Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn. Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục. Vừa lúc ấy, thủy triều xuống, quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền chạy thì bị va vào cọc, thuyền bị thủng đâm hàng loạt. Cuộc xâm lược của địch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939, Lý Thường Kiệt lên ngôi vua….”. 


Một phụ huynh có con học lớp 3 tại một trường tiểu học quận Tân Bình (TP.HCM) ngỡ ngàng khi thấy con phát hiện kiến thức lịch sử sai trong Vở luyện từ và câu lớp 3, tập 2.

Về trận Bạch Đằng, Ngô Thì Sĩ đánh giá :“Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu"

Trang 5 của cuốn vở in sai nội dung cuộc chiến chống quân Nam Hán

Theo thông tin trên bìa, cuốn vở này do Nhà xuất bản Hà Nội phát hành, in tại Công ty Cổ phần In và Vật tư Hải Dương, in xong và nộp lưu chiểu tháng 5/2012.

Nhóm tác giả biên soạn gồm: 
  • Lê Ngọc Điệp (chủ biên)
  • Lê Hữu Tỉnh
  • Xuân Thị Nguyệt Hà
  • Nguyễn Trí Dũng 
  • Mai Nhị Hà.

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn