Cảm ơn bà vì đã không bắn tôi!

Hình ảnh o du kích (cao 1,47m và nặng 37kg) Phạm Thị Kim Lai'tên lính' Mỹ William Andrew Robinson (cao 2,2m, nặng 125kg) nổi tiếng khắp thế giới sau khi bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phan Thoan ghi lại khoảnh khắc cô du kích áp giải người lính phi công vừa bị bắn hạ ngày 20/9/1965.

William Andrew Robinson gặp lại o Lai năm 1995 trong bộ phim tài liệu Cuộc hội ngộ sau 30 năm. Sau khi nhận xét "bà vẫn không lớn được bao nhiêu". William Andrew Robinson kể lại khi bị phát hiện, ông đang nấp trong một cái hang và phát hiện o Lai đang đến nhưng không rút súng "vì trông bà nhỏ quá". Còn o Lai cũng kể khi bà phát hiện William đang nấp "như con gấu" trong hang đã bình tĩnh bắn chỉ thiên mà không chĩa súng vào người ông. 

~ Cảm ơn bà vì đã không bắn tôi, nếu chúng ta chĩa súng vào nhau thì đâu có cuộc trùng phùng hôm nay ~
"O du kích nhỏ gương cao súng.
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu.
Ra thế to gan hơn béo bụng.
Anh hùng đâu cứ phải mày-râu." - Tố Hữu


Nhờ bức ảnh O du kích nhỏ mà bà Lai có dịp trò chuyện với nhà thơ Tố Hữu lúc sinh thời hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1973, khi nhà thơ Tố Hữu là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
Bà Lai nhớ lại: “Lúc đó tôi 24 tuổi, cũng còn khờ khạo lắm, không biết ông là tác giả bài thơ. Nhà thơ Tố Hữu gọi tôi bằng cháu, còn trêu tôi: “Có nói chuyện với ai thì cháu đừng có cười, cười là chết khối chàng trai đấy!”.
Lần thứ hai được gặp nhà thơ Tố Hữu cùng ông Hoàng Quốc Việt, nguyên Bí thư Tổng bộ Việt Minh, lúc đó bà Lai đang theo học ngành ngân hàng. Vì lời khuyên của ông Hoàng Quốc Việt: “Cháu có đôi bàn tay của người chữa bệnh, hãy quay trở lại với công việc cũ để giúp người đi cháu ạ”, bà Lai đã trở về làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh.
Đây cũng là nơi đã gieo mầm tình yêu cho cô điều dưỡng viên xinh xắn Nguyễn Thị Kim Lai và anh thương binh - sau này là liệt sĩ - Nguyễn Anh Đức
 
*. Hết câu chuyện về hình ảnh o du kích giải tên lính Mỹ cao lênh khênh.

Trong những năm Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, Hà Nội hứng chịu nhiều trận bom liên miên, nhưng hầu như chưa có cách bắn hạ máy bay địch.

Đúng lúc đó, tướng Giáp nghe nói có cô tự vệ Hà Tĩnh đã bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường, Đại tướng đã đích thân vào Quân khu 4 chủ trì hội nghị để rút kinh nghiệm và bàn phương án bắn máy bay bay thấp.

Khi đọc bản báo cáo thành tích bắn rơi máy bay Mỹ của chiến sĩ tự vệ Ngô Thị Thương, Đại tướng đã yêu cầu cử người đi tìm cô gái về phổ biến kinh nghiệm bắn máy bay cho các lực lượng tự vệ Huế, Hà Nội.

Nhưng đang giữa thời chiến tranh, sau khi lập công xong, không ai biết cô Thương ở đâu.

Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng một người đồng đội vô tình biết được Ngô Thị Thương đang công tác cùng đội trồng rừng cùng ông chính là người đang được Đại tướng Giáp tìm kiếm. Cô gái được đưa đến chỗ tướng Giáp để lại chiến công của mình:
Sau đó 2 ngày, chị được Huyện đội Cẩm Xuyên mời về báo cáo thành tích. Ở đây chị Thương gặp lại viên phi công. Đến giờ bà Thương vẫn không biết tên viên phi công đó là gì, chỉ biết anh ta cũng rất cao to, so với bà cũng không khác o Lai với William Andrew Robinson.

Viên phi công bắt tay cô gái bắt mình, cảm ơn vì đã không đánh đập hay bắn anh ta.

"Sau khi nghe tôi kể chuyện, tướng Giáp đã khen ngợi và đề nghị tôi phổ biến kinh nghiệm cho tự vệ cả nước. Sau đó tôi được ra thăm Đại tướng vài lần nữa tại Hà Nội. Những ngày này, tôi vẫn luôn lo lắng dõi theo sức khỏe của cụ, biết cụ nằm viện nhưng tôi vẫn chưa có điều kiện ra lại Hà Nội thăm cụ".

Chào từ biệt ra về, bà Thương cứ nhắc đi nhắc lại bà mong muốn được gặp lại Tướng Giáp một lần nữa, và mong muốn tìm gặp lại viên phi công bà đã bắt được "để hỏi xem sau chiến tranh ông ấy sống thế nào"
Đừng quên ba bài viết:

Kỳ 1: Nhà báo Mỹ 'góp nhặt' nỗi đau chiến tranh Việt Nam
Kỳ 2: Sao người Việt Nam không ghét người Mỹ?
Kỳ 3: "Không ai trên đời mong trở thành Bà mẹ Anh hùng!"

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn